【seagame 33 tổ chức ở đâu】Hà Nội: 1.579 chung cư cũ cần cải tạo vẫn nằm im chờ luật
Thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, tính đến nay, địa bàn Thủ đô Hà Nội đã có gần 20 doanh nghiệp được UBND thành phố cho phép lập đề án quy hoạch, phương án thiết kế cải tạo và xây dựng lại nhà tập thể, chung cư cũ. Tuy nhiên, quá triển khai thực hiện đang gặp nhiều khó khăn, do hầu hết các phương án thiết kế từ doanh nghiệp đều liên quan đến việc nâng chiều cao xây dựng. Vấn đề này bị hạn chế bởi Luật Quy hoạch, Luật Thủ đô...
Nhiều khu nhà chung cư, tập thể cũ nằm ở vị trí đất vàng, nên chủ sở hữu thường không thống nhất với mức bồi thường giải phóng mặt bằng, trong khi đó Luật Nhà ở có quy định dự án muốn triển khai cần phải có sự đồng thuận của 100% chủ sở hữu, dẫn đến việc dự án đã được chấp thuận đầu tư nhưng hàng chục năm không thể triển khai.
Bên cạnh đó, hầu hết các căn hộ tập thể, chung cư cũ trong quá trình sử dụng đều bị người dân cơi nới, khiến việc xác định diện tích bồi thường gặp khó khăn. Nhiều căn hộ chung cư đã hết hạn sử dụng, nhưng người dân vẫn đòi hệ số bồi thường lên tới 1,5 - 2 lần.
Ngoài ra, nhiều khu nhà chung cư, tập thể cũ nằm xen kẽ với khu dân cư, việc thực hiện phương án cải tạo, xây dựng mới phải tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng cũng là vấn đề khiến cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tham gia đầu tư gặp nhiều khó khăn. UBND Thành phố Hà Nội đã giao các nhà đầu tư tự bỏ kinh phí, triển khai lập nghiên cứu, lập ý tưởng quy hoạch cải tạo, xây dựng lại 30 khu chung cư cũ trên địa bàn thành phố.
Thành phố đã phê duyệt khoảng 216 đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị riêng với tổng diện tích khoảng trên 14.116 ha. Đầu năm 2020, thành phố cũng đã ban hành 1 quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc quận; tiếp tục chỉ đạo các đơn vị triển khai lập quy hoạch 30 khu chung cư cũ; lập quy hoạch chi tiết 5 khu nhà ở xã hội tập trung với tổng diện tích 272,45ha và dự kiến cung cấp thêm 1,2 triệu m2 sàn nhà ở khi hoàn thành.
Thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh phát triển vùng đô thị mở rộng lên phía Bắc tại khu vực hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài với một số dự án đang triển khai. Đến nay, đã có trên 1.000 tòa nhà chung cư cao tầng hoàn thành, đưa vào sử dụng và nâng diện tích nhà ở bình quân đến hết năm 2019 đạt 27,09m2/người; dự kiến hết năm 2020 đạt 27,25m2/người (vượt chỉ tiêu chương trình phát triển nhà ở được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Hà Nội đã hoàn thiện Đề án cải tạo xây dựng mới các chung cư cũ báo cáo Bộ Xây dựng theo quy định Nghị định số 101/2015/NĐ-CP của Chính phủ; tổ chức thực hiện kiểm định 33 công trình nhà chung cư cũ; chỉ đạo rà soát, lập danh mục kiểm định các nhà chung cư cũ giai đoạn 2020 - 2022 (dự kiến 177 công trình).
Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, từ khi mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội đã trở thành đô thị đứng thứ 30 trong số 40 đô thị đông dân nhất thế giới. Những vấn đề về phát triển hạ tầng đô thị tạo ra thách thức lớn đối với chính quyền thành phố. Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng đưa ra một số góp ý liên quan đến công tác quản lý xây dựng.
Với tốc độ dân số tăng nhanh hiện nay, thời gian qua chỉ số phát triển nhà ở của Hà Nội cũng cao nhất cả nước. Tuy nhiên, trên địa bàn Thủ đô vẫn còn người có nhà nhưng bán kiên cố mặc dù tỷ lệ này cũng thấp nhất cả nước.
Trong nhiệm kỳ tới, Hà Nội cần xóa sạch nhà ở đơn sơ, bán kiên cố. Đối với nhà tập thể, chung cư cũ, Hà Nội đang có 1.579 khu nhà chung cư cũ, đã có một số nhà đầu tư vào tham gia đầu tư nhưng vướng mắc duy nhất là các quy định tại các luật và thông tư, nghị định chuyên ngành. Về vấn đề này, Bộ Xây dựng đề nghị, vướng về thông tư, nghị định thì đề xuất sửa đổi và những vướng mắc về luật thì xin cơ chế đặc thù để thí điểm.
Cũng theo Bộ Xây dựng, việc hợp tác giữa cơ quan này và Thành phố Hà Nội trong thời gian tới sẽ thực hiện theo 3 hướng, đó là: Tập trung giải quyết những vấn đề lớn; tăng cường phân cấp, ủy quyền tối đa cho Hà Nội trong việc thực hiện thẩm quyền giải quyết thủ tục xây dựng; đơn giản hóa và giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính. Bộ Xây dựng cam kết sẽ giảm 50% thời gian giải quyết công việc theo quy định khi có những đề xuất, kiến nghị của Hà Nội đối với Bộ Xây dựng./.
Văn Tuấn
-
Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phươngCó được cho người khác dùng tài khoản ngân hàng của mình?Thái Bình 'hút' đầu tư FDI lĩnh vực năng lượng sạchĐại biểu Quốc hội: Thị trường bất động sản hư hư thực thực, khó định giáCần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch CovidVingroup, VinFast ký hợp tác chiến lược với 4 đối tác hàng đầu tại Trung ĐôngĐại biểu Quốc hội kiến nghị cho Big 4 ngân hàng chủ động tăng vốn điều lệVingroup, VinFast ký hợp tác chiến lược với 4 đối tác hàng đầu tại Trung ĐôngNgày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảmSẽ thu VAT với hàng nhập dưới 1 triệu đồng về Việt Nam để chặn sàn TMĐT né thuế
下一篇:HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- ·Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- ·Hé lộ bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng sau 9 tháng kinh doanh
- ·Đại biểu Quốc hội: Thị trường bất động sản hư hư thực thực, khó định giá
- ·Ngăn 'thổi giá' bất động sản, ĐBQH đề xuất tăng giá cọc theo từng vòng đấu giá
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Ngân hàng MB lần đầu cán mốc tổng tài sản đạt hơn 1 triệu tỷ đồng
- ·Nguyên nhân giá cà phê giảm hơn 1.000 USD/tấn trong một tháng
- ·'Cháy' phôi giấy phép lái xe: Cục Đường bộ nói gì?
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Giá xăng có thể giảm, giá dầu dự báo tăng trong kỳ điều hành chiều nay
- ·Sổ tiết kiệm của trẻ có bị phân chia khi cha mẹ ly hôn?
- ·Giá vàng nhẫn lại cao nhất lịch sử, lần đầu tiên vượt mặt vàng miếng SJC
- ·Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- ·Gỡ khó cho chuỗi giá trị hàng hóa của HTX bằng cách nào?
- ·Siết chặt quản lý các nền tảng thương mại điện tử Temu, Shein, 1688
- ·'Cát Bà cần mở rộng không gian để thêm dư địa phát triển du lịch xanh'
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Lý do khiến giá vàng thế giới lại đạt đỉnh cao nhất lịch sử
- ·Giới trẻ 'bùng nổ' với chuỗi hội thảo quản lý tài chính dành cho sinh viên
- ·359 sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Đại biểu Quốc hội: Thị trường bất động sản hư hư thực thực, khó định giá
- ·Lương bao nhiêu thì phải trả qua tài khoản ngân hàng?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 27/10: Tiếp tục tăng nhẹ
- ·Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- ·'Điểm danh' những tháp Chăm cổ đẹp mê hồn ở Ninh Thuận
- ·Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- ·Sổ tiết kiệm của trẻ có bị phân chia khi cha mẹ ly hôn?
- ·Giá vàng nhẫn cao nhất lịch sử, có nên đầu tư?
- ·Giá vàng hôm nay 31/10: Tiếp tục bùng nổ, leo lên đỉnh mới
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Vinamilk: Thị trường nước ngoài tăng 15,7%, thu về 8.349 tỷ đồng trong 9 tháng
- ·Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội cao nhất 198.000 đồng/m2/tháng
- ·Ai đổ tiền nhiều nhất vào startup Việt tại Shark Tank Việt Nam?
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·Dựng tin đồn thay đổi mẫu tem kiểm định, lừa người dân chuyển tiền để chiếm đoạt