当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【thứ hạng của kasımpaşa】Doanh nghiệp tư nhân: Trông đợi sự “lột xác”

doanh nghiep tu nhan trong doi su lot xac

Tiếp cận nguồn vốn là khó khăn điển hình mà nhiều DN tư nhân gặp phải. (Ảnh: ST)

Luồng gió mới

Tại Hội nghị Thủ tướng với DN diễn ra cuối tháng 4 vừa qua,ệptưnhânTrôngđợisựlộtxáthứ hạng của kasımpaşa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao về vai trò của DN tư nhân trong thời hội nhập đã làm “nức lòng” không ít DN. Thủ tướng khẳng định: DN tư nhân là động lực của sự phát triển kinh tế, cần có chính sách hỗ trợ đặc thù để phát triển mạnh DN nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự để tạo niềm tin cho DN, nhà đầu tư… Trước ngày Hội nghị diễn ra, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.

Theo đánh giá của TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Một trong những điểm mới quan trọng trong Nghị quyết 19/2016 so với các Nghị quyết trước là, các nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết không mang tính chung chung mà rất cụ thể cho từng Bộ. Đặc biệt là những Bộ quan trọng như Bộ Tài chính có 6 nhiệm vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 8 nhiệm vụ, Bộ Công Thương có 10 nhiệm vụ. Những nhiệm vụ đó gắn với thay đổi, cải cách những quy định, văn bản pháp luật cụ thể mà trên thực tế kiểm nghiệm đã gây những phiền hà, phí tổn cho DN.

Đứng từ góc độ đại diện cho các DN trong ngành chế biến, XK gỗ, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) khẳng định: “Tôi đánh giá rất cao quan điểm xem trọng DN tư nhân của Thủ tướng Chính phủ, đặt DN tư nhân ở vị trí động lực phát triển kinh tế. Những động thái vừa qua từ phía Chính phủ cũng như tinh thần nêu ra tại Nghị quyết 19/2016 như thổi một luồng gió mới vào đời sống DN, hướng tới gỡ khó cho DN, kiến tạo giúp DN chứ không chỉ đơn thuần mang tính chỉ đạo chung. Trên thực tế, thời gian qua các chính sách hỗ trợ, gỡ khó cho các DN cũng được không ít bộ, ngành triển khai. Theo tinh thần của Nghị quyết 19/2016, thời gian tới những vấn đề này còn được đẩy mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, điều mà DN quan tâm nhất là chính sách liệu có thực sự nhanh chóng đi vào cuộc sống hay không. Bởi thực tế, chính sách có nhiều, song không ít chính sách vẫn nằm trên giấy. Từ Nghị định, Thông tư tới khi thực thi trong cuộc sống là cả một khoảng cách lớn mà DN, nhất là DN tư nhân khó tiếp cận”, ông Quyền nói.

Cần vốn và đất đai

Nói về sự yếu kém, lép vế của các DN tư nhân trong ngành chế biến, XK gỗ theo ông Nguyễn Tôn Quyền, một trong những lý do là các DN tư nhân vẫn bị đối xử thiếu công bằng so với DN Nhà nước cũng như DN FDI. Vốn đã là đối tượng DN nhỏ, yếu, song DN tư nhân lại rất khó khăn trong tiếp cận các chính sách hỗ trợ. “Trước hết, điều DN cần nhất chính là vốn đầu tư. DN tư nhân hiện muốn vay vốn khá gian nan, dù theo hình thức thế chấp hay tín chấp. Vốn ở đây không chỉ là vốn kinh doanh lưu động mà còn là vốn đề đầu tư nhiều vấn đề khác như nâng cao chất lượng, năng suất lao động, đổi mới công nghệ… Do đó, chính sách cần khơi thông điều này”, ông Quyền nói. Phân tích thêm về vay vốn, theo ông Quyền, một số chính sách đang gò bó DN, đặc biệt là chính sách tài chính, tiền tệ. Ví dụ như, các DN ngành gỗ hiện nay cần vay khoảng 1,5-1,7 tỷ USD/năm nhưng không hề dễ dàng. Mức lãi suất DN phải chịu khoảng 7-8%/năm. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới vay tiền USD ở mức chỉ 1-2%/năm.

Liên quan tới vấn đề vay ngoại tệ, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng đưa ra kiến nghị: Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các DN chế biến, XK thủy sản, Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục cho DN được vay vốn ngắn hạn phục vụ thu mua, chế biến bằng hình thức vay ngoại tệ và hoàn trả ngoại tệ từ nguồn XK.

Ngoài vốn vay, ông Quyền phân tích, trong bối cảnh hiện tại, với ngành gỗ nói riêng cũng như nhiều ngành khác, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động là điều khá quan trọng. Vì vậy, Nhà nước cũng cần có những điều chỉnh chính sách cụ thể, phù hợp. “Từ năm 2010 trở về trước, toàn quốc có khoảng 5-7 trường đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ ngành lâm nghiệp. Hiện nay, các trường này đều đã trở thành trường cao đẳng nghề, đào tạo thầy chứ không còn đào tạo thợ nữa. Điều này khiến thợ giỏi, có tay nghề, năng suất lao động tốt ngày một ít ỏi, gây khó khăn cho DN”, ông Quyền nhấn mạnh.

Xung quanh câu chuyện chính sách nào giúp DN tư nhân ngành gỗ phát triển hơn, theo ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia Tổ chức Forest Trends, Chính phủ cần đưa ra những chính sách đặc thù cho các DN vừa và nhỏ, đặc biệt là các cơ chế ưu tiên về đào tạo tay nghề, vốn sản xuất kinh doanh và công nghệ. Ngoài ra Chính phủ cần có chiến lược trong việc lựa chọn các DN FDI đầu tư cho ngành gỗ, nhằm tạo những kết nối, thông qua trao đổi công nghệ, trình độ quản lý, lao động tay nghề cao giữa các DN FDI và các DN vệ tinh, từ đó tạo động lực cho sự phát triển của toàn ngành.

Quay lại câu chuyện của thủy sản, một trong những ngành hàng đem về kim ngạch XK nhiều tỷ USD mỗi năm, với sự góp mặt của không ít DN tư nhân, ông Nam đánh giá: Hiện nay, một số chính sách liên quan tới XNK đang tồn tại những bất cập, gây giảm sức cạnh tranh cho hàng nông, thủy sản XK. Điển hình là chính sách tạm nhập, tái xuất (TNTX) nguyên liệu nông, thủy sản qua biên giới với Trung Quốc. Chính sách hiện tại đang cho TNTX nên tôm, cá, mực, bạch tuộc,… cùng các thực phẩm như thịt gia súc, gia cầm và rau, củ, quả khác đều được NK vào cảng Hải Phòng. Sau đó, hàng được vận chuyển lên biên giới để xuất sang Trung Quốc theo chính sách hàng biên mậu của Việt Nam và Trung Quốc.

Theo đại diện một số DN, chính sách này đang vô tình giúp các DN Trung Quốc lách được thuế NK. Nguồn tôm, cá đó lại được biến thành nguồn tôm, cá của Trung Quốc, sau đó XK và hoàn được thuế GTGT. Các DN Trung Quốc không chỉ hoàn thuế GTGT khi XK mà còn có thể kê khai tăng số lượng. Chính vì thế, DN bán tôm, cá, mực,… sang Mỹ, Nhật, EU rẻ hơn làm phá giá thị trường. Đồng thời, DN Trung Quốc lại sang Việt Nam mua tôm nguyên liệu với giá cao hơn về chế biến XK. Ông Nam kiến nghị Bộ Công Thương cần sớm xem xét trình Chính phủ bỏ chính sách TNTX, chỉ cho phép và khuyến khích nhập nguyên liệu về để chế biến, XK và gia công XK.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, đại diện một số DN tư nhân khác lại phản ánh, DN gặp khá nhiều khó khăn trong tiếp cận, sử dụng nguồn đất đai. Cụ thể như, việc tích tụ tập trung đất đai còn chậm, chưa nâng cao được hiệu quả sản xuất, năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp. Luật Đất đai đã quy định Nhà nước có chính sách khuyến khích việc thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh nhưng hiện nay chưa có quy định rõ ràng. Bên cạnh đó, việc công khai, minh bạch các thông tin về đất đai trong đó có các thông tin về các dự án, công trình sử dụng đất; khu đất ”sạch” đang mời gọi nhà đầu tư thực hiện chưa tốt, dẫn đến nhà đầu tư phải mất nhiều thời gian cũng như chi phí trung gian để tiếp cận đất đai, tìm hiểu cơ hội đầu tư...

分享到: