【lịch thi đấu bóng đá tỷ lệ cá cược】Nông nghiệp Việt Nam: Doanh nghiệp FDI đang lấn át

nong nghiep viet nam doanh nghiep fdi dang lan at

Chế biến,ôngnghiệpViệtNamDoanhnghiệpFDIđanglấnálịch thi đấu bóng đá tỷ lệ cá cược XK cà phê là một trong những lĩnh vực mà các DN FDI thể hiện rõ sự lấn át đối với DN nội địa.

Số lượng ít, thị phần cao

Theo Bộ NN&PTNT: Kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản tháng 9 năm 2016 ước đạt 2,5 tỷ USD, đưa tổng giá trị XK 9 tháng đầu năm đạt 23,3 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, giá trị XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,1 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2015. Giá trị XK thuỷ sản ước đạt 4,9 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2015. Giá trị XK các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 5,1 tỷ USD tương đương với cùng kỳ năm 2015.

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT): Tỷ trọng đầu tư của DN FDI trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản không hề thay đổi trong giai đoạn 2010-2014. Tính đến năm 2014, chỉ có 109 DN FDI trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, chiếm 1,09% tổng số DN FDI trong nền kinh tế, trong đó có 95 DN 100% vốn nước ngoài và 14 DN liên doanh.

Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất từ Bộ NN&PTNT: Trong nửa đầu năm nay, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là trên 53 triệu USD với 8 dự án cấp mới và 8 dự án tăng vốn, tăng 86,5% về vốn đầu tư và 62,5% về số dự án so với cùng kỳ năm trước. Xét về tổng thể thì đầu tư FDI vào ngành còn khá khiêm tốn khi chỉ chiếm 1,2% tổng vốn đầu tư và 0,052% tổng số dự án FDI vào Việt Nam. Các lĩnh vực thu hút FDI chủ yếu là trồng trọt, thủy sản và chế biến nông, lâm sản.

Nói tới sự góp mặt của các DN FDI trong nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi là lĩnh vực khá điển hình. Với khoảng 239 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc, DN FDI (gồm cả DN liên doanh và 100% vốn ngoại) chỉ có 59 nhà máy. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết: Các DN FDI dù chiếm số lượng nhỏ nhưng lại nắm trong tay tới khoảng 60% thị phần thức ăn chăn nuôi của Việt Nam. “Việc các DN FDI chiếm lĩnh thị phần là đương nhiên. Trong tương lai, nếu không có sự thay đổi mang tính đột phá, thậm chí ngành thức ăn chăn nuôi còn có thể mất toàn bộ thị phần”, ông Lịch nói.

Ngoài chăn nuôi, ở lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, các DN FDI cũng đang áp đảo DN nội địa, điển hình như trong chế biến gỗ. Theo ông Trần Lê Huy, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định: Các DN FDI hiện đang chiếm ưu thế khá lớn trong XK các sản phẩm chế biến gỗ. Dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan, ông Huy lý giải, nếu xét về tổng thể giá trị XK gỗ và sản phẩm gỗ, các DN FDI chỉ chiếm khoảng 47%, tuy nhiên khi tách riêng giá trị XK sản phẩm gỗ trong 7 tháng đầu năm nay, con số này lên tới 59% tổng giá trị XK (1,616 tỷ USD/2,734 tỷ USD).

Điều đáng lưu ý trong ngành gỗ là sự “lấn sân” của các DN Trung Quốc thời gian gần đây. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam: Trong tổng số 500 DN FDI đầu tư vào ngành chế biến gỗ thì các DN Trung Quốc đã chiếm khoảng 1/3. Quan trọng là xu hướng chuyển dịch đầu tư của các DN Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng mạnh mẽ nhằm tận dụng những cơ hội thúc đẩy XK gỗ sang thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Góp thêm vào “bức tranh” chung thể hiện sự lấn lướt của các DN FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, nhìn từ góc độ ngành hàng cà phê, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Nam Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (Vifoca) cho hay: Hiện nay, 90% cà phê XK ở dạng cà phê nhân, chưa qua chế biến sâu. Trong số đó, chỉ vài ba DN FDI đã chiếm lĩnh tới 50% thị phần. Đối với mặt hàng cà phê chế biến sâu XK đem lại giá trị gia tăng cao, tình trạng còn đáng buồn hơn khi các DN FDI hầu như thống lĩnh, chiếm toàn bộ thị phần.

DN nội yếu kém tứ bề

Trả lời cho câu hỏi vì sao các DN FDI số lượng nhỏ mà lại luôn ở thế áp đảo, nhiều chuyên gia cho rằng, mấu chốt là bởi DN FDI hơn hẳn DN nội địa ở các khía cạnh chủ yếu như vốn, công nghệ hay trình độ quản trị DN…

Ông Lê Bá Lịch phân tích: Trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, DN nội địa khi thiếu vốn làm ăn vẫn phải vay với lãi suất thương mại khoảng 11%/năm. Trong khi đó, ở Trung Quốc, DN chỉ vay với lãi suất 5%/năm; Thái Lan là 3%/năm… Như vậy, khi các DN ngoại vào đầu tư tại Việt Nam đã chiếm ưu thế về vốn, đồng thời lại được Chính phủ các nước dành cho những chính sách ưu đãi khi đem tiền ra nước ngoài đầu tư. Việt Nam có quá nhiều tiến sỹ song chỉ một loại thức ăn quan trọng dành cho lợn con là chất Premix cũng không nghiên cứu, sản xuất nổi. Trong khi đó, DN FDI không những rành công nghệ áp dụng cho mình mà còn viết sách phổ biến”, ông Lịch nói.

Đồng quan điểm DN nội địa còn lép vế nhiều bề so với DN FDI, theo ông Nam Hải, ở lĩnh vực chế biến cà phê, các DN FDI dồi dào nguồn lực, đầu tư cả những nhà máy chế biến cà phê hòa tan với công suất lên tới 10.000 tấn/năm, thậm chí có DN đạt 15.000 tấn/năm. Các DN nội địa dù rất muốn đầu tư, song thực tế là “lực bất tòng tâm” bởi để đầu tư một hệ thống chế biến cà phê hòa tan mới hoàn toàn với công suất thiết kế 3.000 tấn/năm thì chi phí bỏ ra khoảng 30 triệu USD (tương đương khoảng 600 tỷ đồng). Ngoài ra, đối với cà phê chế biến sâu, để có thể xây dựng được chỗ đứng tại các thị trường XK cũng không phải là điều đơn giản đối với các DN nội địa, trong khi đó các DN FDI hầu như đã có sẵn thị trường ổn định, đặc biệt là tại thị trường bản địa có trụ sở chính của DN.

Ngành gỗ cũng rơi vào tình trạng tương tự khi một số chuyên gia phân tích, so với các DN FDI nói chung, DN Trung Quốc nói riêng có đặc điểm là vốn lớn, năng suất lao động cao, khâu quản lý sản xuất cũng như các công nghệ, thiết bị chế biến gỗ cũng khá tốt… Đây chính là những yếu tố khiến DN nội địa khó cạnh tranh nổi.

Nâng cao nội lực

Dễ thấy, trong bối cảnh kinh tế đất nước hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, cơ hội để phát triển, đẩy mạnh XK nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản khá lớn. Muốn tận dụng điều này, không để “miếng ngon” rơi hết vào “túi” DN FDI, các DN nội địa khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cần có nhiều thay đổi nhằm nâng cao nội lực. Việc đó trước hết bắt nguồn từ chính sự chủ động của các DN trong đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động cũng như năng lực quản trị DN… Ngoài ra, “bắt tay” hợp tác để bù đắp những thiếu hụt lẫn nhau nhằm biến từ nhỏ thành lớn, gia tăng sức cạnh tranh cũng là điều cần tính đến. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, ngoài sự nỗ lực tự thân của DN, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ đồng hành cùng DN trong toàn bộ quá trình “lột xác”, đặc biệt là trong đổi mới trình độ công nghệ.

Liên quan tới vấn đề này, ông Lê Bá Lịch chỉ rõ, với ngành thức ăn chăn nuôi nói riêng, các ngành nông nghiệp khác nói chung, Nhà nước cần có cơ chế thông thoáng hơn trong tiếp cận nguồn vốn không chỉ về mặt lãi suất mà còn cả cách thức cho vay. Mức lãi suất đáng kỳ vọng, đảm bảo sức cạnh tranh chỉ khoảng 3-5%/năm. Trong nông nghiệp, các tổ chức tín dụng nên cho vay theo chu kỳ vòng đời sản xuất của các loại cây trồng, vật nuôi chứ không chỉ quy định “cứng” cho vay trong vòng 6 tháng hay 12 tháng…

Cũng liên quan tới lãi suất cho vay, ông Nam Hải lại đề nghị Nhà nước có thể hỗ trợ để các DN được vay bằng USD với lãi suất tương đương mức mà nhiều DN FDI được vay là khoảng 3%/năm. Như vậy, DN cũng có thể phần nào đảm bảo cân bằng về vốn vay, tránh tình trạng DN FDI tận dụng lãi suất vay thấp đem đổi sang VND và cạnh tranh mua nguồn nguyên liệu.

Thể thao
上一篇:Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
下一篇:Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh