Ngày 3-9,ảnhbaacuteothuốcgiaacuterẻchấtlượngkeacutemvagraveobệnhviệkết quả bóng đá cúp c1 châu á Bệnh viện (BV) Việt Đức (Hà Nội) đã mở thầu với các gói thầu cung ứng thuốc vào BV. Tổng giá trị tiền thuốc đấu thầu thuốc vào BV lần này khoảng 200 tỉ đồng với 400 mặt hàng.
Ngày 3-9, mở thầu các gói thầu cung ứng thuốc vào Bệnh viện Việt Đức |
Đây là lần đầu tiên trên cả nước cơ quan báo chí được có mặt trong phiên mở thầu các gói thầu cung ứng thuốc vào BV. Hội đồng chấm thầu có sự tham gia của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị quản lý Quỹ bảo hiểm y tế, thanh toán tiền thuốc và các chi phí điều trị cho bệnh nhân bảo hiểm y tế. Quy định về đấu thầu thuốc cung ứng vào BV (Thông tư 01, có hiệu lực từ tháng 6-2012) do Bộ Y tế ban hành lần đầu tiên được áp dụng có các tiêu chí ưu tiên về giá thuốc, theo đó thuốc giá rẻ có cơ hội trúng thầu cao.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức cho biết, nếu chỉ dùng thuốc giá rẻ thì khó tốt, có khi hại thêm người bệnh vì ngày điều trị kéo dài, hoặc gây tai biến vì thuốc kém hiệu quả. Ví dụ như cùng một loại kháng sinh Ciprofloxacin, cùng tiêm tĩnh mạch, một loại hoạt chất, hàm lượng 200 mg/100 ml nhưng thuốc có nguồn gốc từ châu Âu giá 80.000 đồng/lọ, trong khi thuốc sản xuất từ nước thứ ba công nghiệp dược kém phát triển giá chỉ có 8.000 đồng/lọ.
Vì vậy, ông Quyết cho biết, cần chọn thuốc có chất lượng cao giá hợp lý để đảm bảo chất lượng điều trị cho người bệnh. Để đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân, bác sĩ cần kê đơn theo tình trạng bệnh, đúng quy chế chuyên môn, không phải chỉ chọn thuốc giá rẻ.
Cục Quản lý dược cho biết thêm, qua công tác kiểm tra giám sát chất lượng thuốc đã phát hiện nhiều thuốc nhập khẩu vi phạm chất lượng. Cục đã lên danh sách 37 công ty phải kiểm định 100% thuốc khi nhập vào Việt Nam. Đứng đầu trong danh sách này thuộc về các công ty dược của Ấn Độ.
(Theo TNO)