【lịch thi đấu bóng đá vn hôm nay】Hội nhập kinh tế vẫn là cốt lõi của chương trình nghị sự ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính với Tổng Thư ký và Trưởng đoàn các nước ASEAN tại lễ khai mạc. Ảnh: TTXVN |
“Hội nhập kinh tế vẫn phải là cốt lõi trong chương trình nghị sự của chúng ta”, Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh với các nhà lãnh đạo ASEAN, đồng thời khẳng định giới chức ASEAN đang nỗ lực để hướng đến Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045.
Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 là một kế hoạch chi tiết phù hợp với nguyện vọng của người dân ASEAN và một khi ASEAN hoạt động tốt sẽ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của khối trong một thế giới hậu đại dịch.
Điều này xảy ra trong bối cảnh sự phân mảnh kinh tế trên thế giới ngày càng gia tăng, khi các siêu cường toàn cầu thu hẹp quy mô thương mại và đầu tư. Sự phân mảnh kinh tế cũng có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khiến việc giải quyết những thách thức cấp bách trở nên khó khăn hơn, ví như mối đe dọa hiện hữu của biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh đó, Singapore kêu gọi ASEAN đạt được tiến bộ trong việc nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - một hiệp định thương mại tự do giúp dòng hàng hóa được luân chuyển tự do, giảm chi phí kinh doanh và đạt được quy mô kinh tế lớn hơn. Đồng thời, hiệp định này cần được mở rộng để giải quyết các vấn đề mới nổi như kỹ thuật số, môi trường và thương mại trong các tình huống khủng hoảng.
Một vấn đề quan trọng khác của ASEAN là ra mắt Thỏa thuận khung Kinh tế kỹ thuật số ASEAN (DEFA), bao gồm các lĩnh vực như thương mại điện tử, an ninh mạng và thanh toán kỹ thuật số.
Đầu tháng này, các Bộ trưởng kinh tế ASEAN đã nhất trí về hướng dẫn đàm phán và ký kết DEFA vào năm 2025. DEFA dự kiến sẽ cải thiện khả năng tương tác và giúp nền kinh tế kỹ thuật số khu vực đạt giá trị 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
Hồi đầu năm nay, Singapore đã ký một biên bản ghi nhớ với Malaysia, cho phép cả hai nước hợp tác trong các vấn đề như bảo vệ dữ liệu cá nhân và an ninh mạng.
Trước đó, Singapore đã ký Thỏa thuận hợp tác kinh tế số với Chile, New Zealand và Canada. Khuôn khổ hợp tác trong không gian kinh tế số bao gồm các lĩnh vực như tạo thuận lợi thương mại, luồng dữ liệu xuyên biên giới và thanh toán điện tử.
Nền kinh tế xanh
Đối với nền kinh tế xanh, Thủ tướng Singapore khẳng định việc chuyển đổi sang năng lượng xanh là rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững và thịnh vượng liên tục của các quốc gia thành viên ASEAN, bao gồm dự án lưới điện ASEAN - thể hiện chính sách chung của ASEAN về kết nối và thương mại điện, đồng thời hài hòa các tiêu chuẩn xuất khẩu năng lượng xuyên biên giới.
Bên cạnh đó, với vai trò như một “người mở đường”, Dự án Tích hợp năng lượng Lào-Thái Lan-Malaysia- Singapore có thể giúp hiện thực hóa lưới điện ASEAN bằng cách tăng cường khả năng phục hồi của lưới điện, cũng như thúc đẩy thương mại điện đa phương và hội nhập năng lượng tái tạo trong khu vực.
Được biết, dự án này cho phép buôn bán điện xuyên biên giới đa phương lên tới 100 megawatt từ Lào đến Singapore - thông qua Thái Lan và Malaysia - sử dụng các kết nối hiện có trong thời gian 2 năm.
Ngoài lưới điện ASEAN, các nước trong khu vực cũng nên hợp tác trong các lĩnh vực khác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, chẳng hạn như trao đổi carbon và xây dựng năng lực, đồng thời hợp tác với các đối tác bên ngoài có chuyên môn cao hơn trong các lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các thành viên ASEAN cần đồng thuận giải quyết các thách thức mới nổi như an ninh mạng và an ninh lương thực, song song với việc đảm bảo các thể chế và quy trình của ASEAN phù hợp với mục đích.