Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục đối mặt với khó khăn 2 kiến nghị được doanh nghiệp ngành gỗ gửi lên Thủ tướng |
"Ăn đong" từng đơn hàng
Ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Lâm Việt (Bình Dương) cho biết,ấtkhẩugỗếẩmdoanhnghiệpmònmỏichờtừngđơnhàlịch thi đấu bóng đá trung quốc các đơn hàng sản xuất xuất khẩu gỗ của công ty hiện tại chỉ đủ để nhà máy hoạt động khoảng 40% công suất, rất khó khăn để duy trì việc làm xuyên suốt cho công nhân.
Ông cho rằng, đây là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp ngành gỗ trong những tháng qua. Lượng đơn hàng của hầu hết doanh nghiệp cho sản xuất trong thời điểm này chỉ đạt khoảng 35-40%. "Doanh nghiệp hiện nay đang "ăn đong" từng đơn hàng. Nhiều doanh nghiệp thậm chí không có đơn hàng", ông Liêm nói.
Đúng như ông Nguyễn Liêm nói, tình trạng thiếu đơn hàng trong ngành gỗ không chỉ xảy ra ở các tỉnh phía Nam, mà các tỉnh miền Trung - nơi có lượng xuất khẩu gỗ quy mô lớn như Phú Yên, Bình Định... cũng đang rất khó khăn khi đơn hàng sụt giảm kéo dài.
Một số doanh nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu ở Bình Định cho biết, hai khu vực thị trường là Mỹ và châu Âu bị sụt giảm mạnh đơn hàng bởi lạm phát tăng cao. Do không có đơn hàng liên tục bị giảm quá sâu nên một số doanh nghiệp đã cho nhiều người lao động tạm nghỉ việc, chờ tín hiệu đơn hàng trở lại.
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Phú Yên, sản lượng gỗ quý I/2023 giảm so với cùng kỳ do các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 ở các năm 2020 và 2021;
Năm 2022 lạm phát gia tăng bởi tác động từ chiến sự Nga - Ukraine, suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trưởng chậm đặc biệt là ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản là các thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp ngành gỗ.
Người tiêu dùng ở các quốc gia này thắt chặt chi tiêu, nhu cầu đối với các sản phẩm không thiết yếu như đồ gỗ gần như cắt giảm tối đa, vì vậy thị trường tiêu thụ đồ gỗ rất chậm.
"Thông thường, tháng 3 hàng năm các doanh nghiệp đã nhận đơn hàng để sản xuất cho 6 tháng tiếp theo và nhận các thông tin dự kiến đơn hàng cho đến cuối năm để chủ động trong việc chuẩn bị nguồn nguyên liệu gỗ.
Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp chỉ nhận đơn hàng để sản xuất cho 1 - 2 tháng tiếp theo; bên cạnh đó, các chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nhất là chi phí vận chuyển. Vì vậy, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất kém hiệu quả", Sở Công Thương tỉnh Phú Yên thông tin cho biết.
Đơn hàng của doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sụt giảm trầm trọng. Ảnh: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản (Vifores) |
Còn theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn, trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vào các thị trường lớn như Mỹ, Nhật… Tuy nhiên, thời gian qua, các đơn hàng xuất khẩu gỗ bị cắt giảm lớn; cá biệt có những đơn hàng đã giao đến cảng đích nhưng khách hàng từ chối vì nếu nhận hàng sẽ phải nộp thuế cao gấp nhiều lần.
Nguyên nhân là bởi Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng gỗ dán sản xuất tại Việt Nam, có nghi ngờ nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc, nên các khách hàng không thể mua hàng của 2 doanh nghiệp này.
Theo tỉnh này, các cuộc điều tra sau vài lần gia hạn cho đến hiện nay vẫn chưa có kết luận, nên khi tỉ lệ xuất khẩu chiếm tới 70% doanh thu của các doanh nghiệp - khiến hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, hàng tồn kho lớn, tiền vốn ứ đọng, khó khăn chồng chất.
"Đây là tình trạng chưa bao giờ xảy ra nên hiện tại doanh nghiệp chỉ duy trì công suất sản xuất khoảng 20-30% so với trước đây, chủ yếu là để giữ chân người lao động giỏi", đại diện tỉnh Bắc Kạn cho biết.
Doanh nghiệp mong khoanh nợ, giãn nợ
Để gỡ khó cho ngành gỗ, Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn kiến nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ chỉ đạo ngân hàng giữ mức tín dụng để doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, cần có chính sách khoanh nợ, giãn nợ đến hạn; giãn tiền thuê đất; các loại phí và các khoản giãn, khoanh nợ này sẽ không tính lãi.
"Đây là những giải pháp trọng tâm lúc này để duy trì ngành gỗ, giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, sớm phục hồi, tái sản xuất trong thời gian tới", Sở Công Thương Bắc Kạn nêu.
Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, nhiều công ty đã chủ động rà soát lại các chi phí để cắt giảm tối đa.
Đồng thời tìm những thị trƣờng ngách, đơn hàng nhỏ để duy trì hoạt động, giữ chân công nhân chờ thị trường phục hồi".