欢迎来到Empire777

Empire777

【nhận định kèo sevilla】“Chìa khóa” nhân lên sự đoàn kết, tiến bộ, phát triển

时间:2025-01-10 20:43:13 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)

Có nhiều bài học kinh nghiệm đã được đúc kết,ựđonkếttiếnbộphttriểnhận định kèo sevilla trong đó sự đoàn kết, đồng lòng, ủng hộ của người dân là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sự phát triển ấn tượng của tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Người dân Hậu Giang dù chưa giàu về vật chất nhưng giàu tình yêu quê hương đất nước. Họ sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân và gia đình để phục vụ cho sự phát triển chung.

Bài 5:Dân tin, dân yêu, dân sẽ đồng lòng, ủng hộ

Để tập hợp, huy động sức dân thì công tác tuyên truyền, vận động được hệ thống chính trị trong tỉnh thực hiện tốt. Đặc biệt là tinh thần gần dân, trọng dân, hết lòng phục vụ Nhân dân được thể hiện rõ trong mọi hoạt động công vụ của cấp ủy, chính quyền các cấp. Nhờ đó mà ghi điểm, tạo được uy tín trong lòng Nhân dân, “ý Đảng - lòng dân” được vun đắp ngày càng keo sơn, bền chặt.

Được vận động, gia đình bà Nguyễn Bích Nha, ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Tường, đồng thuận bàn giao mặt bằng xây dựng cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

Tiếp xúc, đối thoại để sẻ chia và thấu hiểu

Hậu Giang đang trở thành một “đại công trường” khi có 2 tuyến cao tốc đi qua gồm: cao tốc Cần Thơ - Cà Mau thuộc dự án công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025 và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Thời cơ để Hậu Giang “cất cánh” đang dần hiện hữu nhờ 2 tuyến đường cao tốc này. Mặc dù vậy, để triển khai thực hiện tốt công trình trọng điểm quốc gia chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, khi phải vận động, kêu gọi hàng ngàn hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng triển khai dự án.

Để giải quyết “bài toán” này, cấp ủy, chính quyền ở các địa phương có đường cao tốc đi qua đã tích cực tổ chức tiếp xúc, đối thoại để tuyên truyền cho người dân hiểu được ý nghĩa của 2 dự án đường cao tốc, đồng thời lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và giải đáp các vấn đề bà con thắc mắc, trăn trở.

Tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đi qua địa bàn xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy với chiều dài 7,6km, có 172 hộ dân chịu ảnh hưởng. Các hộ này đã quen sống với đồng ruộng, với cây lúa, cây màu, nên họ không khỏi buồn khi phải bàn giao đất phục vụ xây dựng cao tốc. Nhưng vì “lợi ích riêng phải nằm trong lợi ích chung” nên tất cả các hộ bị ảnh hưởng đều đồng tình bàn giao mặt bằng.

Ông Trần Thanh Lâm, quyền Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Vĩnh Tường, cho biết, tất cả hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường cao tốc đều đồng thuận bàn giao mặt bằng, không có đơn thư khiếu nại, khiếu kiện. Kết quả đó cho thấy xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động.

“Chúng tôi tổ chức 2 cuộc tiếp xúc, đối thoại và mời tất cả hộ bị ảnh hưởng bởi dự án đường cao tốc tham dự. Tại cuộc tiếp xúc, đối thoại, ngoài tập trung tuyên truyền về ý nghĩa và lợi ích của việc xây dựng đường cao tốc, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và giải đáp các vấn đề bà con thắc mắc liên quan đến công tác áp giá bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Thấy được sự cầu thị và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và tư tưởng đã thông suốt nên bà con đồng tình ủng hộ”, ông Lâm nói.

Giống như nhiều hộ khác, bà Nguyễn Bích Nha, ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Tường, không khỏi bùi ngùi khi 800m2 đất của gia đình được thu hồi để xây dựng cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Nhưng nghĩ lại, bà thấy vui bởi quê mình sắp đón tuyến huyết mạch giao thông quan trọng. “Dự hội nghị tiếp xúc, đối thoại do xã tổ chức, gia đình tôi hiểu được ở xã mình sẽ có tuyến đường cao tốc đi qua. Nghĩ tới chuyện rồi đây sẽ có một con đường cao tốc đi qua vùng đất này, tương lai con cháu mình sẽ được thụ hưởng, lòng tôi cũng thấy vui vui”, bà Nha bộc bạch.

Chồng bà Nha là ông Trần Minh Tâm được nhận vào làm bảo vệ công trình thi công cao tốc, lương 6 triệu đồng mỗi tháng. Còn bà Nha thì nhận nấu cơm cho các kỹ sư, công nhân. Bà Nha nói vui rằng gia đình mình đã sớm “hưởng lợi” từ cao tốc.

Còn theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, khi giai đoạn đầu thực hiện giải phóng mặt bằng dự án cao tốc, huyện Châu Thành rút ra kinh nghiệm phải làm tốt khâu tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên mà trực tiếp là Nhân dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Chỉ khi người dân nắm rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước, mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng quốc gia đối với dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông cũng như chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án mà đồng thuận, nhất trí cao từ đó phối hợp, hỗ trợ trong công tác giải phóng mặt bằng.

“Thường trực Huyện ủy, UBND đã tổ chức riêng 2 buổi tiếp xúc, đối thoại chuyên đề với các địa bàn có hộ dân bị ảnh hưởng để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con nhằm cùng chung tay, đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, sớm đưa cao tốc triển khai theo đúng tiến độ”, ông Hoàng Anh chia sẻ.

Các cuộc tiếp xúc, đối thoại đã trở thành diễn đàn để cấp ủy, chính quyền và người dân ở các địa phương có đường cao tốc đi qua cùng ngồi lại, sẻ chia và thấu hiểu. Đó là yếu tố quan trọng để Hậu Giang trở thành điểm sáng trong công tác giải phóng mặt bằng xây dựng cao tốc.

Thật ra, công tác tiếp xúc, đối thoại được tỉnh đặc biệt chú trọng và “đi trước” khá sớm.

Ngày 18-2-2019, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 11 về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Trước đó 4 năm, Tỉnh ủy Hậu Giang đã ban hành Quyết định số 135 ngày 23/12/2015 về việc ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân trên địa bàn tỉnh (nay là Quyết định số 1681 ngày 23/1/2019 về việc điều chỉnh, bổ sung Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân). Từ đó đến nay, hàng ngàn cuộc tiếp xúc, đối thoại đã được cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh tổ chức.

Ông Sầm Hoàng Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, đánh giá các buổi tiếp xúc, đối thoại đã trở thành diễn đàn bổ ích để lãnh đạo các cấp ghi nhận và hiểu hơn về cuộc sống và sản xuất của người dân; còn người dân được bày tỏ… tiếng lòng của mình với lãnh đạo. Đằng sau mỗi cuộc đối thoại, tiếp xúc như vậy là nhiều vấn đề người dân còn băn khoăn, trăn trở đã có lời giải đáp thỏa đáng, giúp cho mối quan hệ máu thịt giữa các cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân trong tỉnh càng thêm khắng khít, bền chặt.

Sâu sát với cơ sở

Thực hiện Quyết định số 2222/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về dự sinh hoạt chi bộ trong Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo tỉnh dành thời gian dự sinh hoạt chi bộ ấp, một việc làm thể hiện sự sâu sát với cơ sở, muốn hiểu được người dân còn trăn trở điều gì để trong lãnh đạo, điều hành sát hợp hơn.

Dự sinh hoạt Chi bộ ấp Mỹ Thuận 1, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, thấy mừng vì chi bộ đã làm tốt vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo Nhân dân hoàn thành tốt các nhiệm vụ chung.

Tuy nhiên, điều Bí thư Tỉnh ủy trăn trở là tỷ lệ hộ nghèo của ấp còn khá cao. Do đó, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị chi bộ cần tuyên truyền, vận động hộ nghèo nêu cao ý chí vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại; đồng thời tích cực hướng dẫn bà con thực hiện các mô hình làm ăn hiệu quả, phù hợp với điều kiện ở địa phương và của từng hộ.

Nghe Chi bộ ấp Mỹ Thuận 1 đang thiếu máy tính, máy in, Bí thư Tỉnh ủy đã vận động xã hội hóa tặng các trang thiết bị này cho chi bộ.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh khi dự sinh hoạt Chi bộ ấp Tân Quới Lộ, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp đã yêu cầu Chi bộ ấp phải đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân bị ảnh hưởng bởi 2 dự án cao tốc (ấp Tân Quới Lộ có 47 hộ ảnh hưởng bởi cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và 109 hộ ảnh hưởng bởi cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng) đồng thuận bàn giao mặt bằng. Đối với chính quyền xã, huyện cũng phải vào cuộc tiếp sức với ấp trong công tác này…

Không chiếu lệ, hình thức, lãnh đạo tỉnh khi dự sinh hoạt chi bộ ấp đã nắm bắt tình hình thực tế và chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn mà chi bộ gặp phải. Sự gần gũi, sâu sát cơ sở đã được thể hiện trọn vẹn từ việc làm này.

Phải tiếp tục gần dân, coi dân là chủ

Mỗi dịp xuân về, tết đến, cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh tập trung chăm lo thật tốt cho gia đình chính sách, hộ nghèo, để tất cả đều vui Tết cổ truyền của dân tộc, để không một ai bị bỏ lại phía sau. Hình ảnh lãnh đạo tỉnh ngồi quây quần cùng ăn tết với gia đình chính sách, hộ nghèo thật đẹp biết bao. Việc làm này xuất phát từ tinh thần gần dân, trọng dân, chăm lo cho dân và coi Nhân dân là chủ.

Trong các cuộc họp, Thường trực Tỉnh ủy luôn yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu phải sâu sát cơ sở, gần dân để lắng nghe và nỗ lực giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc trong dân. Tuy nhiên, tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” vẫn còn diễn ra, khi đâu đó vẫn còn nghe người dân phản ánh tình trạng cán bộ có thái độ chưa tốt, nhũng nhiễu, hạch sách người dân. Tình trạng này dẫn đến người dân… sợ khi đến cơ quan công quyền và sợ khi tiếp xúc với cán bộ, công chức.

Ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, nhấn mạnh: Hậu Giang đang đứng trước nhiều thời cơ để phát triển, khi có 2 tuyến đường cao tốc đi qua và được Chính phủ phê duyệt cho tỉnh từ đây đến năm 2030 có diện tích khu công nghiệp đứng thứ hai vùng ĐBSCL. Muốn tận dụng được cơ hội này thì tỉnh phải làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để thuận lợi triển khai các dự án đường cao tốc và tạo quỹ đất sạch phục vụ phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư.

Nghĩa là cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh phải thực sự sâu sát cơ sở, gần dân, tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận bàn giao mặt bằng. Nhiệm vụ này vừa khó, vừa dễ. Khó là khi chính quyền các cấp không nhận thức hết nghĩa vụ, trách nhiệm của mình dẫn đến xa cách, quan liêu với dân; dễ là khi chính quyền biết đặt lợi ích của dân lên hàng đầu, từng cán bộ, công chức, viên chức biết tận tụy, sáng tạo, cống hiến, phục vụ Nhân dân như là một nghĩa vụ…

Cấp ủy, chính quyền hợp lòng dân thì dân sẽ tin tưởng, ủng hộ. Đó là nền tảng quan trọng cho phát triển, bởi “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”…

Thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh

Hậu Giang đã phát động phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh (1/1/2004 - 1/1/2024), với chủ đề “Đoàn kết, đột phá, phát triển, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang”.

Nội dung thi đua là triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nghị quyết, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Triển khai đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đạt và vượt tất cả 18 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023. Tập trung mọi nguồn lực cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm quốc gia, trọng tâm là bàn giao toàn bộ mặt bằng các tuyến cao tốc qua địa bàn tỉnh trong năm 2023, trong đó đảm bảo bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng để khởi công dự án thành phần 3 thuộc dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 trước ngày 30-5-2023…

Đây là đợt thi đua có ý nghĩa thiết thực nhằm khơi dậy niềm tin tưởng, tự hào về sự lãnh đạo của Đảng; khát vọng đổi mới; ý thức tự lực, tự cường, vươn lên mạnh mẽ của Nhân dân Hậu Giang, nỗ lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.

 

Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: