【ket qua h2 duc】Nhiều cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt tới châu Phi và Trung Đông

作者:Nhà cái uy tín 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-27 04:44:24 评论数:

Bộ Công thương

Đại diện Vụ Thị trường châu Á- châu Phi,ềucơhộichohàngxuấtkhẩuViệttớichâuPhivàTrungĐôket qua h2 duc Bộ Công thương giới thiệu về thị trường châu Phi. Ảnh: Bùi Tư

Nhận định trên được đưa ra tại Hội thảo giới thiệu thị trường Trung Đông và châu Phi: "Cơ hội giao thương và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa", do Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công thương tổ chức vào ngày 21/11 tại Hà Nội. Hội thảo có sự tham gia của các diễn giả đến từ Đại sứ Mozambique tại Việt Nam, Đại sứ Nam Phi tại Hà Nội và Văn phòng Chứng nhận Halal Việt Nam.

Thị trường dễ tính và có sức mua lớn

Bà Nguyễn Minh Phương, đại diện Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công thương cho biết, Việt Nam và các nước châu Phi có quan hệ hợp tác từ rất sớm và luôn coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 53/55 quốc gia ở khu vực này và kim ngạch hai chiều trong vòng 10 năm trở lại đây có mức tăng trưởng rõ rệt.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi giai đoạn 2006-2016 tăng trưởng nhanh chóng, từ 610 triệu USD năm 2006 lên gần 3,2 tỷ USD năm 2015 và gần 2,8 tỷ năm 2016. Nhìn chung, trong cán cân thương mại với châu Phi, Việt Nam thường xuất siêu trên 1 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam tại châu Phi không ngừng được mở rộng. Cho tới nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với tất cả 55 nước trong khu vực.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), năm 2016 tổng kim ngạch nhập khẩu của Châu Phi từ thế giới ước đạt gần 460 tỷ USD. Trong đó, Nam Phi nhập khẩu gần 75 tỷ USD, Ai Cập trên 58 tỷ USD, Algeria trên 47 tỷ USD…

"Như vậy xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Phi mới chỉ chiếm khoảng 0,6% trên tổng nhu cầu nhập khẩu của châu Phi. Nước ta còn nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này", bà Phương nói.

Trong khi đó, khu vực Trung Đông gồm 15 quốc gia, đa số các nước trong khu vực có sự tương đồng về văn hóa và tôn giáo. Khu vực Trung Đông có nhiều dầu mỏ và các tài nguyên khoáng sản khác, có hoạt động thương mại phát triển, sức mua lớn và khả năng thanh toán cao. Do điều kiện lịch sử, tự nhiên (đất đai ít, địa hình sa mạc, ít đồng bằng, thiếu nước) nên nhiều nước Trung Đông có ngành nông nghiệp, thủy sản chưa phát triển, các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng còn hạn chế, nên phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu để phục vụ tiêu dùng.

Hầu hết các nước ở Tây Á hiện đang dành nhiều quan tâm và mong muốn thúc đẩy hơn nữa phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam trong chính sách hướng đông của họ.

Xét về tổng thể, các nước Tây Á có nhu cầu lớn về nhập khẩu hàng hóa và khả năng thanh toán cao. Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và nông nghiệp cả phần lớn các nước Tây Á (ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ và Isarel) chưa phát triển, nên tiêu dùng trong nước phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu. Thu nhập của người dân tăng cũng kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng lên và khả năng thanh toán được đảm bảo hơn.

Thuế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng cơ bản, sản phẩm điện tử và máy tính tại khu vực nhìn chung tương đối thấp. Tại các nước Vùng Vịnh (GCC), thuế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, nông sản rất thấp (khoảng từ 0%-5%) và hầu như không áp dụng các rào cản kỹ thuật.

Đại diện Vụ Thị trường châu Á – châu Phi nhận định, trong một thời gian dài, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam quá tập trung vào các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản... mà gần như bỏ quên thị trường châu Phi và Trung Đông, trong khi đó đây lại là thị trường có sức mua lớn, lại tương đối dễ tính, nên phù hợp với khả năng của doanh nghiệp Việt Nam.

Trong bối cảnh các thị trường truyền thống đã gần như bão hòa, sức tiêu thụ giảm, thì việc tăng cường khai thác thị trường châu Phi và Trung Đông là một hướng đi chiến lược và có ý nghĩa quan trọng về lâu dài cho các DN Việt Nam.

Cẩn trọng trong thanh toán

Ông Lý Quốc Thịnh, đại diện của Vụ Thị trường châu Á- châu Phi lưu ý doanh nghiệp khi làm việc với các doanh nghiệp Trung Đông, các DN cần cẩn trọng trong thanh toán. Ông Thịnh cho biết, nhiều doanh nghiệp của Trung Đông thường đề nghị thanh toán theo hình thức TT hoặc DP trả chậm, không mở L/C, mua CIF. Trước những yêu cầu thanh toán D/P, doanh nghiệp Việt cần đưa ra các mức % đặt cọc để đảm bảo an toàn cho các đơn hàng (tốt nhất là 30% trở lên).

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt cũng nên đề nghị đối tác sử dụng L/C không hủy ngang mở tại các ngân hàng uy tín, đồng thời hạn chế cho khách hàng trả chậm. Doanh nghiệp Việt không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A (nhờ thu chấp nhận chứng từ), hay chuyển tiền bằng Western Union cho việc thanh toán.

Ngoài ra, để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp Việt cần có đủ thông tin về đối tác, về thị trường; cảnh giác với các thương vụ quá hấp dẫn; thông thạo nghiệp vụ và thường xuyên nâng cao, trau dồi kỹ năng đàm phán, ký kết hợp đồng; sử dụng tư vấn cho thẩm định đối tác, giúp cho đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng; sẵn sàng cho giải quyết tranh chấp./.

Bùi Tư