【vissel kobe đấu với marinos】Nền tảng phát triển chăn nuôi bền vững

Thực hiện tốt các quy định trong lĩnh vực chăn nuôi,ềntảngphttriểnchănnuibềnvữvissel kobe đấu với marinos thú y là vấn đề cần thiết để tạo nền tảng phát triển ngành chăn nuôi bền vững.

Người dân phun thuốc khử trùng xung quanh khu vực chăn nuôi theo sự giám sát của cán bộ thú y địa phương.

Nâng cao chất lượng chăn nuôi

Ông Nguyễn Thanh Tùng, ở ấp Trường Phước, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, cho biết: “Hơn 30 năm làm nghề chăn nuôi, hơn ai hết tôi hiểu được sự quan trọng của việc nâng cao chất lượng môi trường và giống vật nuôi. Hiện nay, với số lượng hơn 50 con heo, lợi nhuận hàng năm tôi thu về gần 100 triệu đồng. Để đạt được mức thu nhập này, tôi đã tích cực tham gia các lớp tập huấn, áp dụng các Luật Chăn nuôi như kê khai y tế, tiêm vắc-xin đúng quy định, vệ sinh an toàn chuồng trại, chăn nuôi an toàn sinh học…”.

Nhờ việc áp dụng nghiêm ngặt các quy định của Luật Chăn nuôi, chất lượng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện đáng kể. Từ các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ đến cơ sở lớn đều tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, an toàn sinh học và quản lý chất thải, quản lý giống từ gốc, giúp đảm bảo sức khỏe cho đàn vật nuôi và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường xung quanh.

Không dừng lại ở đó, ông Tùng còn đầu tư hệ thống chuồng trại với hệ thống xử lý chất thải, hệ thống làm mát và thông gió, giúp cải thiện điều kiện sống cho đàn heo và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Ông Tùng chia sẻ: “Là một người làm nghề chăn nuôi lâu năm, tôi hiểu được việc áp dụng các quy định về chăn nuôi vào thực tiễn là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định pháp luật về chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, trong đó việc bố trí chuồng trại phải đạt yêu cầu, đáp ứng theo nhiều quy định khắt khe để đàn heo đạt chất lượng. Dù vậy, nếu áp dụng được các quy chuẩn này thì về lâu về dài sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Nâng cao nhận thức

Nâng cao nhận thức về tuân thủ pháp luật cho các cơ sở, hộ chăn nuôi là vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng ngành chăn nuôi bền vững. Hiểu được điều này, ông Nguyễn Văn Tầm, ở ấp Xáng Mới, thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, tận dụng diện tích xung quanh nhà để chăn nuôi và theo ông thì việc giữ gìn vệ sinh môi trường cần được đảm bảo ưu tiên để không gây ảnh hưởng đến vật nuôi và người dân xung quanh. Bên cạnh đó, nâng cao ý thức người chăn nuôi, hiểu được chăn nuôi là cung cấp thực phẩm cho xã hội và nên lấy đạo đức người chăn nuôi làm phương châm, làm nền tảng nhận thức. Cũng vì vậy mà nhiều năm nay, gia đình của ông Tầm chăn nuôi heo đều được bà con xung quanh đồng ý. Số lượng hiện tại của gia đình đã được 25 con heo thịt, 3 con heo nái, ước lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí đầu tư đạt hơn 70 triệu đồng/năm.

Chia sẻ thêm về sự khác biệt so với cách nuôi truyền thống, ông Tầm cho biết: “Tôi thấy được việc chăn nuôi truyền thống chưa thực sự đảm bảo an toàn, chứa nhiều rủi ro và tiềm ẩn khả năng nhiễm phải dịch bệnh cao. Vì vậy, tôi chọn cách áp dụng biện pháp an toàn sinh học, ủ phân hữu cơ, thường xuyên xử lý chuồng trại, giữ không gian thoáng, sạch sẽ, tiêu độc khử trùng, hạn chế người ra vào khu vực chuồng trại để đảm bảo cho đàn heo phát triển tốt, đạt chất lượng”.

Ông Nguyễn Văn Chương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, cho biết: Qua các đợt tuyên truyền, tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật, người chăn nuôi được nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định pháp luật, từ đó tự giác thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Luật Thú y và các văn bản liên quan đã tạo ra khuôn khổ pháp lý vững chắc cho việc kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhờ đó, ngành chăn nuôi trên địa bàn thực hiện được nhiều chương trình tiêm phòng cho đàn vật nuôi, giúp giảm thiểu nguy cơ bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm”. 

Theo thống kê, tình hình chăn nuôi trong 7 tháng đầu năm 2024 của tỉnh phát triển ổn định, dịch bệnh đã bùng phát nhưng vẫn đang được kiểm soát tốt. Lực lượng thú y thường xuyên thực hiện công tác tiêm phòng một số bệnh thường gặp trên gia súc, gia cầm. Ước tính đến tháng 7, tổng đàn trâu có 1.210 con, giảm 4,27% so với cùng kỳ; đàn bò ước được 4.270 con, tăng 6,54% so với cùng kỳ; đàn gia cầm ước hơn 4 triệu con, tăng 2,82% so với cùng kỳ; đàn heo ước có 146.123 con, tăng 0,77% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tổng đàn heo trên địa bàn tăng là do tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, công tác phòng chống dịch bệnh được quản lý chặt chẽ, những hộ nuôi nhỏ lẻ đã tái đàn trở lại, những hộ nuôi quy mô gia trại, trang trại tiếp tục sản xuất, tái đàn và mở rộng quy mô chuồng trại, giá bán đang ổn định.

MAI THANH

World Cup
上一篇:Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại
下一篇:3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm