Gói hỗ trợ tài chính sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế | |
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chủ động xây dựng kịch bản điều hành linh hoạt chính sách tài khóa | |
Ấn tượng thu ngân sách nửa đầu năm 2021 |
Chính sách hỗ trợ về thuế góp phần giúp doanh nghiệp có thêm vốn lưu động. Ảnh minh họa |
Theo dõi chặt chẽ rủi ro tài khóa
Nhận xét về chính sách tài khóa, theo báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam vừa công bố, sau khi theo đuổi chính sách tài khóa nới lỏng trong nửa cuối năm 2020 nhằm kích thích khôi phục kinh tế, cơ quan chức năng đã quay lại với chính sách tài khóa trung lập trong nửa đầu năm 2021.
Nhờ đó, ngân sách nhà nước bội thu khoảng 81.000 tỷ đồng so với bội chi 65.000 tỷ đồng năm 2020 nhờ vượt thu ngân sách kết hợp với giảm chi, nhất là chi đầu tư.
Cùng với đó, Chính phủ vay khoảng 141.500 tỷ đồng (2,2% GDP) trên thị trường nội địa trong 6 tháng đầu năm, tăng 62,6% so với cùng kỳ năm trước.
WB cho hay, tăng vay trong nước phản ánh kế hoạch của Chính phủ biến thị trường trong nước thành nguồn huy động vốn vay chính và việc tận dụng lợi thế thanh khoản đang dồi dào và chi phí vay vốn đang ở mức tương đối thấp.
Trước những vấn đề trên, báo cáo của WB khuyến nghị, để đảm bảo quá trình củng cố tài khóa không ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn, thu nội địa cần được cải thiện thông qua cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu suất thu.
Hơn nữa, dù Chính phủ vẫn còn đủ dư địa tài khóa với tỷ lệ nợ công trên GDP xoay quanh 55,3% GDP vào cuối năm 2020, nhưng kinh nghiệm quốc tế cho thấy tình hình tài khóa có thể xấu đi tương đối nhanh nếu đợt dịch hiện nay không được kiểm soát nhanh chóng và/hoặc những đợt dịch mới lại bùng lên trong những tháng tiếp theo.
Đặc biệt, WB cho rằng cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư công để góp phần tăng chi tiêu công. Tại thời điểm hiện tại, rủi ro tài khóa vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng vẫn cần được tiếp tục theo dõi chặt chẽ.
Hỗ trợ về thuế đã thêm vốn cho doanh nghiệp
Trong tháng 7, Chính phủ đã phê duyệt gói hỗ trợ xã hội lần thứ hai cho người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng với ước tính tổng giá trị lên tới 26.000 tỷ đồng. Các chuyên gia WB đánh giá, gói hỗ trợ này được điều chỉnh dựa trên bài học rút ra từ đợt hỗ trợ thứ nhất với những đặc điểm mới.
Cụ thể, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ tài chính nhiều hơn so với gói thứ nhất (gói 62.000 tỷ đồng) để gánh vác chi phí hỗ trợ, nhất là ở các địa phương kém phát triển và chưa tự chủ về ngân sách. Mức hỗ trợ trực tiếp cho người lao động bị mất việc làm hoặc ngừng làm việc cao hơn.
Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng như năm 2020, nhưng cũng có thể dài hơn, từ 3 tháng ban đầu lên 12 tháng tùy theo hoàn cảnh. Ngoài ra, chính quyền các tỉnh, thành phố được phép tự xác định tiêu chí lựa chọn người lao động trong khu vực phi chính thức được nhận hỗ trợ, cũng như thời gian và mức hỗ trợ.
Hơn nữa, các chính sách ưu đãi thuế đã được ban hành tập trung hơn vào tháng 4/2021 để hỗ trợ doanh nghiệp. Những sự hỗ trợ này tiếp tục thực hiện một chính sách đã rất thành trông trong năm 2020 để doanh nghiệp có thêm vốn lưu động trong thời gian khủng hoảng.
Mặc dù vậy, WB nhận xét, quy mô các gói hỗ trợ, chính sách hỗ trợ vẫn nhỏ nên các cấp có thẩm quyền cần cân nhắc tăng quy mô hỗ trợ.
Ngoài ra, WB khuyến cáo nên chuyển một phần trách nhiệm cho các tỉnh, thành phố nhằm cho phép họ xác định đối tượng thụ hưởng tiềm năng trong khu vực phi chính thức tốt hơn và điều chỉnh mức hỗ trợ phù hợp với hoàn cảnh tại địa phương.
Trong những tuần gần đây, TPHCM và Hà Nội đã cung cấp hỗ trợ bổ sung cho một số người lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức bị ảnh hưởng bởi cách ly xã hội. Tuy nhiên, WB nhận định, cách tiếp cận này vẫn đòi hỏi phải xây dựng cơ sở dữ liệu xã hội đáng tin cậy ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh để tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện và tránh thiếu sót trong lựa chọn đối tượng.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nền tảng đăng ký trực tuyến là công cụ hiệu quả nhằm xác định người lao động trong khu vực phi chính thức, đảm bảo công tác xác minh và ra quyết định tại cơ sở nhanh chóng hơn.