您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【tỷ le ma cao】Lan tỏa tri thức về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam 正文

【tỷ le ma cao】Lan tỏa tri thức về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam

时间:2025-01-25 19:34:03 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

VHO - Đầu tuần qua, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi t tỷ le ma cao

VHO - Đầu tuần qua,ỏatrithứcvềxâydựngvàpháttriểnvănhóaViệtỷ le ma cao tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lan tỏa tri thức về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam - ảnh 1
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai và Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy trao giải Nhất cho các thí sinh

 Dự buổi lễ có Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai; Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Nguyễn Quang Đức; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy… cùng đại diện các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương.

Đông đảo thí sinh tham dự

Phát biểu tại buổi lễ, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) Kiều Thúy Nga nhấn mạnh, cuộc thi nhằm thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân nắm vững những nội dung cơ bản, cốt lõi trong cuốn sách; quán triệt, phổ biến những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của phát triển văn hóa. Đồng thời, nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quan điểm chỉ đạo của cố Tổng Bí thư về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Để hưởng ứng cuộc thi, nhiều địa phương, đơn vị đã quán triệt, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của cuộc thi; đăng tải thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng; ban hành các văn bản triển khai, tuyên truyền phát động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hưởng ứng tham gia... Trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi, BTC đã ưu tiên sắp xếp máy chủ và hạ tầng kỹ thuật liên quan, phục vụ vận hành cuộc thi ổn định; hạn chế tối đa sự cố khi lượt truy cập tăng cao cũng như đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức trực tuyến với giao diện tiện lợi, hấp dẫn, có sẵn phiên bản sách điện tử, sách nói để đọc, nghe, tìm hiểu, tham khảo nội dung kiến thức về tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để tham gia thi. Thí sinh cũng có thể sử dụng linh hoạt các phương tiện như máy tính hoặc thiết bị di động có kết nối Internet để làm bài thi.

Với phương thức tổ chức đổi mới, tạo thuận tiện cho người tham gia, cuộc thi đã thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân; trở thành phương thức tuyên truyền, giáo dục lý tưởng, văn hóa hữu hiệu và đáp ứng chủ trương tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị hiện nay. Sau 5 tuần diễn ra cuộc thi, đã có 423.422 người đăng ký, với tổng số 1.381.110 lượt.

Bà Kiều Thúy Nga cũng cho biết, nhiều tuần thi thu hút sự tham gia của rất nhiều cán bộ, đảng viên, người lao động. Điển hình như tuần thứ 3, đã có 386.445 lượt thi, trong đó có 4.038 lượt người trả lời đúng cả 20/20 câu hỏi. Kết quả này đã thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời và đầy trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, sự tham gia tích cực của các cơ quan báo chí, truyền thông. Điều này cho thấy, cuộc thi đã tạo được sức lan tỏa và được đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia.

Những điều còn mãi…

Kết thúc 5 tuần thi, căn cứ vào thể lệ, BTC đã khẩn trương trích xuất dữ liệu từ phần mềm thi trực tuyến, tổng hợp kết quả được chấm tự động từ chương trình, rà soát kỹ lưỡng thông tin có liên quan để đảm bảo đúng theo quy định. Đồng thời, trực tiếp phối hợp với các Ban, Bộ, ngành, địa phương liên hệ với người đoạt giải để xác thực tính chính xác thông tin người dự thi so với thực tế.

Trên cơ sở tập hợp danh sách các kết quả theo cơ cấu giải thưởng hằng tuần, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã quyết định trao giải thưởng cho 4 tập thể và 96 cá nhân. Trong đó, có 5 giải Nhất, 15 giải Nhì, 25 giải Ba và 50 giải Khuyến khích. BTC cũng trao 5 giải chuyên đề, bao gồm: Giải Bộ, ngành có số lượt người tham gia dự thi nhiều nhất; Địa phương có số lượt người tham gia dự thi nhiều nhất; Tổ chức, đoàn thể Trung ương có số lượt người tham gia dự thi nhiều nhất; Đơn vị có nhiều người đạt giải nhất và Cá nhân đạt giải nhỏ tuổi nhất…

Giành giải Nhất cuộc thi, chị Nguyễn Thị Ái Vy (nhân viên Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận) chia sẻ, ngay sau khi công đoàn ngành Ngân hàng phát động cuộc thi, bản thân chị đã tham gia tích cực bởi nhận thấy ý nghĩa vô cùng quan trọng của sự kiện.

“Dù không liên quan trực tiếp đến vấn đề chuyên môn trong công việc, nhưng trong quá trình nghiên cứu và tham gia cuộc thi, tôi đã hiểu về tầm quan trọng của văn hóa cũng như việc bảo tồn, phát huy và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; tích cực đấu tranh với những hành vi tiêu cực, phản văn hóa... Khi nghiên cứu về cuốn sách, tôi cảm thấy mình bản lĩnh hơn, vững vàng hơn và có chiều hướng tích cực hơn trong tư tưởng, nhận thức và hành động khi chung tay tham gia xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam”, chị Vy bày tỏ.

Cô giáo Lò Thị Uyên (Trường THCS Lay Nưa, TX Mường Lay, Điện Biên), không giấu nổi niềm xúc động khi nhớ về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nhà tư tưởng, lý luận, nhà văn hóa, lãnh đạo kiệt xuất. Với giải Nhì của mình, cô khẳng định cuộc thi đã giúp các thí sinh tham dự hiểu thêm về giá trị văn hóa, con người Việt Nam cũng như sự nghiệp lãnh đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng thời, cô Lò Thị Uyên mong muốn Bộ VHTTDL tiếp tục duy trì tổ chức cuộc thi để thu hút nhiều thí sinh tham dự hơn nữa, lan tỏa những giá trị trân quý của cuốn sách.

“Cuộc thi đã giúp tôi trưởng thành hơn về ý thức, tinh thần yêu nước như lời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng căn dặn. Đó còn là sự thôi thúc về khát vọng cống hiến để đóng góp vào xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; để văn hóa là nguồn lực nội sinh cho sự phát triển; gắn kết văn hóa chặt chẽ hơn nữa với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội”, cô Lò Thị Uyên bày tỏ.