Tin bão mới nhấtcơn bão số 4 từ trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết,ãomớinhấtcơnbãosốBãođãđạtsứcmạnhcựcđạkết quả bóng đá giải hạng nhất quốc gia sớm nay ngày 4/10, tâm bão Mujigae (bão Cầu Vồng) đã áp sát phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Thời điểm này bão đạt sức mạnh cực đại, và sở dĩ bão số 4 mạnh lên là do sau khi vào Biển Đông, bão di chuyển trên vùng nước biển có nhiệt độ bề mặt nước biển cao (30 độ C) nên được tiếp thêm năng lượng.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (120 - 150km/h), giật cấp 15-16. Trong 12 giờ tới, bão số 4 tiếp tục giữ hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 20 km/h và đổ bộ vào đảo Lôi Châu (Trung Quốc) với sức gió tối đa 135 km/h (cấp 12). Tây bắc Biển Đông vì thế có gió mạnh tăng dần từ cấp 8 đến cấp 12, sóng biển cao 3-5 m.
Theo tin bão mới nhất về cơn bão số 4, chiều nay 4/10, bão Mujigae sẽ đổ bộ vào bờ biển phía tây bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc)
12 giờ sau đó, bão số 4 giữ hướng Tây Tây Bắc, tiến sâu vào đất liền biên giới Việt - Trung với sức gió giảm còn 90 km/h (cấp 9). Từ chiều tối nay, bắc vịnh Bắc Bộ sẽ có gió mạnh tăng dần từ cấp 6 đến cấp 10, sóng biển cao 2-4 m. Hoàn lưu bão gây mưa to cho các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc từ đêm nay.
Với sự di chuyển như trên, vị trí tâm bão khi vào bờ sẽ cách đất liền của Việt Nam (Móng Cái - Quảng Ninh) khoảng 40-60km. Do tâm bão đi vào Trung Quốc nên gió trong đất liền nước ta không đáng ngại. Quảng Ninh có gió cấp 5, cấp 6. Tuy nhiên, vùng biển bắc vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-10, giật cấp 11-12. Sóng biển cao từ 2-4m. Biển động rất mạnh, nguy hiểm cho tàu thuyền.
Theo bản tin dự báo bão, bão số 4 đi vào đất liền Trung Quốc nên mưa ở Việt Nam sẽ tập trung ở ba tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng với lượng mưa 50-10mm, cục bộ có nơi mưa 150-200mm Mưa tập trung vào ngày 5-6/10, lượng mưa dự báo tối đa 400 mm.
Ảnh mây vệ tinh của cơn bão số 4 sáng 4/10, theo tin bão mới nhất hôm nay
Trước tình hình này, tính đến 6h sáng 4/10, biên phòng các tỉnh, thành phố tuyến biển từ Quảng Ninh đến Quảng Trị đã phối hợp chính quyền địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông tin, kiểm đếm và hướng dẫn cho 64.942 phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản/293.288 lao động biết diễn biến, vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.
Trong đó 70 tàu/667 người trên khu vực quần đảo Hoàng Sa đã không còn bị ảnh hưởng của bão số 4. Tuy nhiên, khu vực vịnh Bắc bộ vẫn còn 4.148 tàu thuyền hoạt động và neo đậu. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát - trưởng Ban chỉ đạo trung ương về PCTT - nhận định dù ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng ảnh hưởng gió bão cấp 6 nhưng phải đề phòng dông lốc cục bộ do bão gây ra.
Quảng Ninh, địa phương nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của bão số 4, đã tích cực triển khai các biện pháp ứng phó. Cụ thể địa phương đã rà soát, nắm chắc số lượng 316 tàu hoạt động xa bờ, 8.000 tàu nhỏ hoạt động ven bờ và 460 tàu du lịch. Sáng 4/10, tỉnh ngừng cấp phép hoạt động của tàu du lịch.
Quảng Ninh cũng đã rà soát khách du lịch trên các đảo, vận động khách sớm trở về bờ hoặc chuẩn bị phương án tránh trú trên đảo khi lệnh cấm biển được ban hành. Những hộ dân nằm gần mỏ than, khu vực có nguy cơ sạt lở cao đã được di dời đến nơi an toàn. Cụ thể phường Mông Dương (TP Cẩm Phả) có 94 hộ, huyện Vân Đồn 27 hộ đã được sơ tán.
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu các địa phương liên tục cập nhật tin bão mới nhất để sẵn sàng chống bão số 4
Sau cuộc họp, Ban chỉ đạo trung ương về PCTT và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có công điện gửi các tỉnh ven biển Quảng Ninh đến Thanh Hóa và các tỉnh miền núi đông bắc, đồng bằng Bắc bộ cùng các bộ ngành liên quan triển khai các biện pháp phòng chống bão. Theo đó các tỉnh ven biển theo dõi, thông báo cho các phương tiện, ngư dân trên biển biết vị trí, hướng đi của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định từ phía bắc vĩ tuyến 20.
Xem xét, chủ động cấm biển với tàu cá, tàu du lịch, tàu vận tải nhỏ hoạt động trên vùng biển Quảng Ninh, có phương án đảm bảo cho khách du lịch trên đảo. Các tỉnh miền núi cập nhật tin bão mới nhất và theo dõi diễn biến mưa lũ sau bão để triển khai phương án đảm bảo an toàn cho người sống ven sông, suối, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét; các tỉnh đồng bằng chỉ đạo chủ hồ chứa vận hành đảm bảo an toàn và tích nước phục vụ sản xuất.
Trịnh Thịnh (T/h)
Thảm kịch sạt lở đất ở Guatemala: Ám ảnh về số người chết và mất tích