Ngày 18/5/2018,ăngxửphạthànhchínhđốivớiviphạmlĩnhvựclâmnghiệkết quả tỷ số ý tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Việc xây dựng dự thảo nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 157/2013/NĐ-CP (NĐ 157) quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Tại hội thảo, ông Trần Viết Phương - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đà Nẵng kiến nghị, cần tăng cường vai trò các chủ rừng. Khi xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, chủ rừng phải chịu trách nhiệm trước tiên, không phải cái gì xảy ra là đổ hết cho kiểm lâm. Đối với hành vi khai thác rừng trái phép cần bổ sung quy định đối với hộ gia đình, cá nhân là chủ rừng bị khai thác trái phép cũng phải bị xử phạt.
Cũng theo ông Phương, đối với vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), hiện nay mức phạt mới chỉ từ 1 triệu đồng– 2 triệu đồng là quá thấp, ít nhất phải tăng mức phạt lên từ 10 - 20 triệu đồng để đảm bảo tính răn đe.
Bên cạnh đó, các ý kiến cũng cho rằng cần tăng mức xử phạt đối với vi phạm về trồng rừng thay thế và cần có thời gian xử lý sớm hơn ...
Tại hội thảo, các đại biểu cũng có ý kiến nên bỏ quy định xử phạt đối với vi phạm chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Bởi việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái phép phải được coi như phá rừng, nếu quy định sẽ dẫn đến lợi dụng việc chuyển đổi để phá rừng...
Với các ý kiến của các đại biểu, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn yêu cầu ban soạn thảo tổng hợp, khẩn trương tiếp tục rà soát xem xét hoàn thiện. Bộ sẽ trình thẩm định vào tháng 9/2018 nên các đơn vị, địa phương tiếp tục cho ý kiến vào dự thảo nghị định.
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, quan niệm kiểm lâm “vừa đá bóng vừa thổi còi” dứt khoát sẽ không còn nếu chuyển sang kiểm soát sau. Thực tiễn, kiểm lâm đang từng bước chuyển từ kiểm soát trước sang kiểm soát đánh giá rủi ro, giao trách nhiệm thực hiện pháp luật trước hết là chủ rừng, các tổ chức, cá nhân tham gia vào chuỗi phát triển lâm nghiệp. Kiểm lâm sẽ chỉ là đơn vị giám sát, thanh tra, kiểm tra.
Đầu tư 59.600 tỷ đồng phát triển lâm nghiệp Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiều chương trình lớn để thực hiện chương trình lâm nghiệp phát triển bền vững với tổng mức đầu tư vốn rất lớn. Cụ thể, Chương trình mục tiêu Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 có tổng mức vốn thực hiện là 59.600 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương là 14.575 tỷ đồng (gồm vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp.Trường hợp vốn đầu tư phát triển bố trí không đủ trong giai đoạn, cho phép kéo dài thời gian để thực hiện); vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 45.025 tỷ đồng. |
Phúc Nguyên