您现在的位置是:Thể thao >>正文

【lịch thi đấu ngoại hạng nga】Xuất khẩu da giày

Thể thao59人已围观

简介Đại diện Bộ Công thương phát biểu tại hội thảo. Ảnh NHKết quả tích cựcTheo ông Trần Thanh Hải, Phó c ...

nh

Đại diện Bộ Công thương phát biểu tại hội thảo. Ảnh NH

Kết quả tích cực

Theấtkhẩudagiàlịch thi đấu ngoại hạng ngao ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương, năm 2020 là một năm cực kỳ khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu. Ngay cả đối với ngành da giày có tới 90% sản lượng là hàng xuất khẩu vẫn sụt giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có những diễn biến phức tạp như thời gian qua, thì đây là kết quả rất đáng ghi nhận.

“Đáng chú ý ngành da giày đã trải qua năm 2020 đầy biến động nhưng vẫn bảo toàn được lực lượng. Đây là điều kiện để ngành da giày có thể tiếp tục tăng trưởng cho những năm tiếp theo khi lực lượng công nhân, cán bộ kỹ thuật vẫn được duy trì”, ông Hải nhấn mạnh.

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Chuyên gia tư vấn Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (Link SMS) cũng nhìn nhận, năm 2020 là năm khá khó khăn với ngành da giày Việt Nam, nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành cũng chỉ giảm 11% so với năm 2019, quay về mốc 19,6 tỷ USD của năm 2018.

Trong đó thị trường Mỹ chiếm 36,3% về giày dép, 40% về túi xách. Đây là thị trường quan trong nhất và chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất của da giày, túi xách Việt Nam. Mặc dù ảnh hưởng đại dịch nhưng suy giảm của thị trường Mỹ chỉ chiếm 0,6% đối với mặt hàng giày dép và 0,1% đối với mặt hàng túi xách. Đây là thị trường khá ổn định, duy trì tốc độ phát triển tốt, không suy giảm như các thị trường khác.

Thị trường lớn thứ 2 là EU chiếm 27,4%. Nếu như các tháng của quý I, quý II của năm 2020, thị trường EU giảm khá sâu, khoảng 20% thì nhờ việc ký kết và thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – EU (EVFTA), xuất khẩu sang thị trường EU đã khôi phục trở lại và đến nay tổng mức giảm của thị trường này khoảng 15%.

Trong 5 thị trường xuất khẩu chính của ngành da giày, thị trường Trung Quốc đang chiếm tỷ trọng tăng trưởng khá tốt. Trong khi hầu hết các thị trường tăng trưởng âm thì thị trường Trung Quốc trong năm 2020 tăng trưởng dương đạt 15%. Ngoài ra thị trường châu Á cũng tăng trưởng dương trong năm 2020.

Kỳ vọng vào năm 2021

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, hiện sản phẩm gia giày củả Việt Nam đang được đánh giá ở mức trung bình với giá xuất khẩu là 16,64 USD, trong khi giá xuất khẩu trung bình của thế giới là 19,7 USD. Điều này cho thấy sản phẩm giày dép của Việt Nam đạt mức trung bình của thế giới và có giá trị khá cao so với các mặt hàng khác.

“Hiện việc xuất khẩu của ngành da giày đang được duy trì tốt, đơn hàng dồi dào về Việt Nam nhờ Việt Nam chống dịch Covid hiệu quả. Đây là tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và mở cửa mở cửa thị trường thông qua các FTA.

Đặc biệt, trong đó trong 13 FTA đã được ký kết có 2 FTA có dung lượng thị trường lớn, trong đó CPTPP chiếm 12% và EVFTA chiếm 30%. Việc mở cửa hai thị trường này tạo ra cơ hội cho ngành giày dép của Việt Nam xuất khẩu tốt, vượt qua đại dịch trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Gia Định cho hay, cuối năm 2020 đầu năm 2021 tín hiệu đơn hàng của ngành da giày đã tăng trở lại. Doanh nghiệp này đã hồi phục được 100% đơn hàng xuất khẩu ở thời kỳ trước dịch và còn tăng hơn trước. Hiện công ty CP Tập đoàn Gia Định đã có đơn hàng đến tháng 3/2021 và đang phải tích cực sản xuất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Theo ông Trung, năm 2021 là năm được các doanh nghiệp da giày kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng mạnh về đơn hàng và kim ngạch xuất khẩu vì Việt Nam đang có lợi thế về sản xuất sau Covid so với các nước khác. Hiệp định EVFTA đang là cơ hội lớn để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU. Xu hướng chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc và một số quốc gia khác về Việt Nam vẫn đang tiếp diễn… Đây là thuận lợi, doanh nghiêp phải nắm bắt và có kế hoạch nắm lấy thời cơ đó cho mình./.

Huế Nguyễn

Tags:

相关文章