【kq nations league】Cách nhận diện kẻ lừa đảo Tinder
Trong bộ phim tài liệu tội phạm Theáchnhậndiệnkẻlừađảkq nations league Tinder Swindler(tạm dịch: Kẻ lừa đảo Tinder), Simon Leviev, tên thật Shimon Hayut, đã sử dụng các ứng dụng hẹn hò để lừa gạt phụ nữ, chiếm đoạt hàng trăm nghìn USD.
Các cô gái xuất hiện trong phim tài liệu này không phải là những nạn nhân duy nhất của lừa đảo tình ái. Theo Independent, loại hình tội phạm này ngày càng phổ biến và nghiêm trọng.
Lừa tình trên mạng ngày càng phổ biến và phức tạp. Ảnh: Marina Petti. |
Nghiên cứu năm 2021 của trung tâm Action Fraud cho thấy số vụ lừa tình trên mạng đã tăng 40% trong đại dịch Covid-19. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đáng báo động này, trong đó sự cô lập, cô đơn vì dịch bệnh là yếu tố có tác động mạnh.
Chuyên gia tội phạm tài chính người Anh Sarah Lenette chỉ ra 5 cách để nhận biết những "kẻ lừa đảo Tinder" dựa vào mạng xã hội và các ứng dụng công nghệ hiện đại.
Chân dung thật trên mạng xã hội
Bà Lenette lưu ý rằng kiểm tra một người bạn gặp trên ứng dụng Tinder xem họ có thật trên mạng xã hội hay không rất quan trọng. Nó quyết định xem liệu chúng ta có nên đặt niềm tin vào một người chưa từng gặp gỡ.
Tuy nhiên, chỉ cần biết rằng họ có tài khoản mạng xã hội hay không là chưa đủ, hãy thử tìm hiểu nhiều hơn.
"Khi kiểm tra trang cá nhân, hãy để ý xem họ có bạn bè trực tuyến và thường xuyên tương tác không? Tài khoản được lập từ năm nào? Mọi thứ họ đã nói với bạn có khớp với hồ sơ trực tuyến không? Những câu hỏi này có thể giúp bạn xây dựng một bức chân dung khá toàn diện".
Nên tìm hiểu các trang mạng xã hội của người quen qua ứng dụng hẹn hò. Ảnh: FMA. |
Tránh gặp mặt, video call
Nếu tránh gặp mặt trực tiếp hoặc video call, người bạn quen qua Tinder đang che giấu điều gì đó hoặc không có thật.
"Những lời bào chữa có thể bao gồm việc camera bị hỏng hoặc không được phép nói chuyện điện thoại vì công việc. Nếu họ luôn trốn tránh, từ chối gặp mặt, bạn nên cân nhắc việc ngừng trò chuyện trên ứng dụng hẹn hò", bà Lenette nói.
Những "kẻ lừa đảo Tinder" cũng thường xuyên né tránh các câu hỏi cụ thể.
Xem xét các bức ảnh
Những bức ảnh trên mạng xã hội tiết lộ con người, tính cách, các mối quan hệ của một người. Đặc biệt là những bức ảnh chụp chung với gia đình, bạn bè cho thấy cách một cá nhân tương tác với người xung quanh.
Bà Lenette khuyên mọi người nên sử dụng TinEye hoặc Google Image Search để xác định xem bức ảnh là thật hay giả.
"Bạn nên truy nguồn hình ảnh. Một số người có thể đánh cắp hình ảnh từ Internet để ngụy tạo cuộc sống ảo trên mạng xã hội".
Không nên chuyển tiền hay cung cấp các thông tin tài khoản ngân hàng cho người chưa từng gặp mặt trực tiếp. Ảnh: gizmodo. |
Đừng cảm thấy tội lỗi khi nghi ngờ
"Hãy tin tưởng vào trực giác của mình. Nếu cảm thấy không ổn hoặc nghi ngờ về những gì đối phương kể, đừng cảm thấy tội lỗi", bà Lenette nói.
Theo chuyên gia, cẩn thận trong giai đoạn đầu tìm hiểu một người trên ứng dụng hẹn hò sẽ giúp tránh những hậu quả đáng tiếc về sau. "Nghi ngờ từ đầu sẽ tốt hơn bị lừa dối sau này".
Không chuyển tiền
Đối tượng lừa đảo không bao giờ yêu cầu bạn gửi tiền ngay từ đầu. Họ chỉ làm vậy khi cảm thấy đã lấy được lòng tin và có thể thao túng cảm xúc hoặc ép buộc bạn.
"Trong trường hợp đó, hãy nhớ rằng tiền bạc sẽ khiến mối quan hệ tình cảm của bạn gặp rủi ro. Không nên cho phép người khác truy cập tài khoản ngân hàng, cho vay hoặc chuyển tiền giúp họ".
Theo Zing
7 năm lấy chồng, tôi đã không còn biết đến ngày Valentine
Nhiều lần tôi tự hỏi, tình yêu bao lâu nay chồng dành cho tôi có phải là thật và 7 năm hôn nhân liệu có phải khiến anh đã hết yêu vợ?