游客发表

【kq bd đức】Doanh nhân Việt tự tin hội nhập

发帖时间:2025-01-12 09:45:08

doanh nhan viet tu tin hoi nhap

Vinamilk là một trong những DN khá thành công khi đầu tư ra nước ngoài

Chuẩn bị kỹ càng

TheânViệttựtinhộinhậkq bd đứco Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI): Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới; mở rộng quan hệ thương mại, XK hàng hoá tới trên 230 thị trường các nước và vùng lãnh thổ; ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế…

Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11-1-2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập tổ chức này. Mới đây, với việc tham gia ký kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam càng thể hiện sự hội nhập sâu rộng mạnh mẽ hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu.

Nói tới sự lo ngại cạnh tranh trong hội nhập, đặc biệt là việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), sữa là một trong những ngành khá điển hình bởi trong “sân chơi” TPP, ngành chăn nuôi bò của Việt Nam kém ưu thế hơn hẳn các quốc gia như Mỹ, New Zealand… Tuy nhiên, điều đáng nói là, nhiều “đại gia” ngành sữa Việt lại không hề tỏ ra e dè.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Trần Công Chiến, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu cho biết: Năng suất sữa tươi hiện tại của DN đạt khoảng 7,4 tấn/chu kỳ, thua Nhật Bản 1,3 tấn/chu kỳ, thua Pháp là 0,8 tấn/chu kỳ. Mộc Châu đặt mục tiêu trong vòng 5 năm tới, năng suất sữa sẽ nâng lên 8 tấn/chu kỳ. Chỉ cần cố gắng, điều này hoàn toàn có thể đạt được, giúp giá bán sữa giảm xuống. “Hội nhập sâu góp phần mở cửa cho sữa ngoại tràn vào Việt Nam, tuy nhiên sữa tươi vận chuyển về Việt Nam còn phải tính kèm chi phí bảo quản khá lớn nên DN tự tin có thể cạnh tranh bình đẳng”, ông Chiến nói.

Trên thực tế, không phải tự nhiên mà Công ty có được sự tự tin như vậy. Theo ông Chiến, hướng tới hội nhập, cách đây nhiều năm, lãnh đạo DN đã có tính toán để chuẩn bị kỹ lưỡng cho DN hội nhập trong cả quá trình, thông qua việc nâng dần quy mô chăn nuôi nông hộ để tăng khả năng ứng dụng cơ giới hóa; áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế… Ngoài ra, DN cũng đẩy mạnh đào tạo con người trong các vấn đề như chăn nuôi, thú y, dinh dưỡng, quản trị…

“Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada… nhấn mạnh vai trò của chăn nuôi nông hộ và đây cũng là điều mà DN hướng tới. Trong tương lai, Công ty thậm chí sẽ xây dựng những nhóm hộ nuôi quy mô khoảng 100-200 con/hộ. Ngoài ra, DN cũng xác định phải càng ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm bán ra thị trường”, ông Chiến nhấn mạnh.

Bên cạnh những DN có tính toán bài bản, chuẩn bị kỹ lưỡng cho hội nhập sâu, phải thừa nhận vẫn còn một bộ phận DN Việt khá bị động, dè dặt. Báo cáo về mức độ sẵn sàng tham gia hội nhập quốc tế của DN trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện mới đây cho thấy: Trong số 3.500 DN công nghiệp chế biến, chế tạo được chọn ngẫu nhiên (trong đó có 200 DN thuộc Nhà nước, 100 DN có vốn đầu tư nước ngoài và 2.200 DN ngoài Nhà nước), chỉ gần 32% DN cho rằng DN hiện đang mạnh và rất mạnh về chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Về khả năng quản lý của DN, cũng chỉ có 26,4% DN đánh giá mạnh và rất mạnh. Về giá thành sản phẩm/dịch vụ và nguồn cung ổn định, chỉ có khoảng 25% DN cho rằng DN tương đối mạnh và rất mạnh. Về vốn đầu tư, thậm chí chỉ có 17,5% DN cho rằng tương đối mạnh.

Theo TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã tạo ra một niềm hứng khởi mới cho DN. Tuy nhiên, khi hội nhập, các DN cũng cần chú ý một số điểm. Trước tiên, hàng rào thuế quan nhanh chóng về 0% là cơ hội cho hàng hoá Việt Nam xâm nhập vào các thị trường nhưng cũng khó khăn lớn do các sản phẩm ồ ạt tràn vào thị trường nội địa. Thứ hai, cũng xuất phát từ việc thuế quan dần về 0%, các hàng rào kỹ thuật, phi thuế quan, bảo hộ của các nước sẽ được tăng cao. Điều này đỏi hỏi DN Việt phải rất nỗ lực, mạnh dạn đầu tư cho công nghệ, xóa bỏ lối làm ăn chộp giật... mới có thể vượt qua.

Vững vàng vươn xa

Ngoài nỗ lực để nâng cao nội lực, sẵn sàng đảm bảo sự cạnh tranh ở thị trường nội địa, thời gian qua, hàng loạt DN Việt còn không ngừng rót tiền đầu tư ra nước ngoài và thu về những thành quả đáng ghi nhận. Những cái tên điển hình trong đầu tư ra nước ngoài có thể kể đến như: Tập đoàn Viettel, Tập đoàn FPT, Tập đoàn TH, Tập đoàn Sơn KOVA, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Công ty CP Thủy sản Hùng Vương, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk)…

Đi sâu phân tích trường hợp của Vinamilk dễ thấy, ngay tháng 5 vừa qua, tại Campuchia, Vinamilk đã khánh thành nhà máy sữa Angkor tại Phnom Penh sau 10 năm thâm nhập và tìm hiểu thị trường. Trên thực tế, ngoài nhà máy sữa Angkor, Vinamilk đã đầu tư 22,8% cổ phần tại nhà máy Miraka (New Zealand), đầu tư và sở hữu 100% cổ phần nhà máy Driftwood (Mỹ), và đầu tư công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu. Sản phẩm của Vinamilk hiện cũng có mặt ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ: Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ,...

Tập đoàn Sơn KOVA cũng là một trong những đơn vị có bước đi khá vững chắc khi đầu tư ra nước ngoài. Là người lèo lái "con thuyền" Sơn KOVA, bà Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sơn KOVA cho biết: Hiện, DN đã đầu tư ra Singapore, Malaysia… và tương lai vươn xa đến nhiều thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nga… Thị trường đầu tiên mà DN mở rộng đầu tư là Singapore. Việc thích ứng với những tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường này chính là bước đệm để DN tiến vào các thị trường tiếp theo. Từ thực tế của DN, kinh nghiệm rút ra là để đầu tư thành công, lãnh đạo DN cần tính toán rất cẩn trọng, đặc biệt là phải xây dựng được thị trường vững mạnh trong nước.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài đánh giá: Việc các DN đầu tư ra nước ngoài hiện nay mặc dù chưa hẳn đã hình thành “làn sóng” song rất đáng khích lệ. Dự kiến, thời gian tới, khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, hoạt động này còn được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.

Trước đây, việc đầu tư ra nước ngoài chủ yếu là DN ở các quốc gia phát triển đầu tư vào các thị trường đang phát triển, tuy nhiên khoảng 10 năm trở lại đây, hoạt động đầu tư đang đi theo hướng DN ở quốc gia đang phát triển đầu tư sang các nước đang phát triển, thậm chí đầu tư sang cả các quốc gia phát triển. Vấn đề là DN tự cân đối các yếu tố để đảm bảo lợi thế so sánh, hoạt động đầu tư, kinh doanh hiệu quả. Các DN Việt Nam cũng đang đầu tư theo đúng hướng này. “Muốn hoạt động đầu tư đảm bảo hiệu quả, người đứng đầu các DN mang tiền ra đầu tư nước ngoài cần có cái nhìn sâu rộng, chú ý nghiên cứu kỹ quy định quốc tế cũng như hệ thống luật pháp của nước đầu tư, đặc biệt là nghiên cứu kỹ trách nhiệm xã hội cũng như các vấn đề liên quan tới môi trường. Bên cạnh đó, để hỗ trợ DN, Nhà nước cũng cần có những chính sách phù hợp, đảm bảo chính sách đi vào cuộc sống; kiểm soát chặt việc đầu tư ra nước ngoài của các DN Nhà nước và các hoạt động đầu tư nghi vấn có yếu tố rửa tiền, thiếu thực chất”, ông Toàn nhấn mạnh.

    热门排行

    友情链接