TheửphạtCôngtyReginaMiracleInternationalViệtNamdoviphạmvềmôitrườtrận sassuoloo đó, qua quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng địa phương phát hiện Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam trụ sở chính ở Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP, xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng hoạt động khi không có giấy phép môi trường theo quy định (trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh/thành phố).
Công ty TNHH Regina Miracle International có trụ sở tại Hải Phòng. Ảnh internet
Với vi phạm trên, UBND TP Hải Phòng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam số tiền 320 triệu đồng theo quy định tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đồng thời, đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của đơn vị trong vòng 4,5 tháng.
Được biết, Tập đoàn Regina Miracle International được thành lập từ năm 1998, có trụ sở chính tại Hồng Kông (Trung Quốc) là doanh nghiệp về sáng tạo, thiết kế và sản xuất thời trang nội y, quần áo thể thao, giày thể thao cho các thương hiệu hàng đầu thế giới.
Năm 2014, Tập đoàn này thành lập Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam, có trụ sở chính tại Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP, xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng.
Tổng cục Thống kê, tổng hợp báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho biết, trong tháng 9 các cơ quan chức năng đã phát hiện 1.530 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 1.337 vụ với tổng số tiền phạt 20,4 tỷ đồng, giảm 25,5% so với tháng trước và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 9 tháng năm nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện 17.342 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 15.852 vụ với tổng số tiền phạt là 224,7 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.
Điển hình như tại Quảng Ngãi, Ban Quản lý chợ Quảng Ngãi đã bị xử phạt 255 triệu đồng vì hành vi xả nước thải trực tiếp ra môi trường. Kết quả kiểm định cho thấy nhiều chỉ số như tổng chất rắn lơ lửng, Amoni, BOD vượt quá quy chuẩn từ 1,27 đến 7,32 lần, và chỉ số Coliforms vượt 6.600 lần.
Tại Cà Mau, UBND tỉnh đã xử phạt Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Thuận Đức số tiền 2,195 tỷ đồng do vi phạm trong xử lý và xả thải chất thải không qua xử lý ra môi trường. Công ty này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường trong thời hạn 4,5 tháng.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011 về nước thải công nghiệp quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp ra nguồn tiếp nhận nước thải. Nước thải công nghiệp của một số ngành đặc thù được áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia riêng. Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung có quy định cụ thể trong QCVN. Đáng chú ý có Asen là 0,05 mg/l; Thuỷ ngân không quá 0,005 mg/l; Tổng xianua không được phép vượt 0,07 mg/l; Chì 0,1 mg/l...
Quy chuẩn này áp dụng thay thế QCVN 24:2009 về nước thải công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường căn cứ vào đặc điểm, tính chất của nước thải công nghiệp và mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận để lựa chọn các thông số ô nhiễm đặc trưng và giá trị cơ bản trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường.