Tìm kiếm cơ hội ở mọi phân khúcSố liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy,ấtđộngsảnđứngthứvềthuhútvốncủanhàđầutưngoạcâu lạc bộ central córdoba dòng vốn FDI vào Việt Nam ghi nhận đà tăng trưởng liên tục trong 6 tháng đầu năm 2022. Đặc biệt, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong việc thu hút FDI với tổng vốn đầu tư trên 3,15 tỷ USD, chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Với kết quả này, ông Đỗ Duy Thành - Quản lý Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Hà Nội đánh giá bất động sản vẫn luôn là ngành kinh tế mũi nhọn với sức tăng trưởng ổn định và bền vững tại Việt Nam. Không chỉ bất động sản công nghiệp, mà cả các phân khúc nhà ở, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe… cũng đang là thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư ngoại. Sở hữu những tiềm năng để phục hồi và bứt phá, song vị chuyên gia của Savills vẫn nhìn nhận ngành bất động sản đang đứng trước không ít thách thức cần phải vượt qua.
Nhìn lại bức tranh đầu tư từ sau cuộc khủng hoảng tài chính kết thúc năm 2013, lượng vốn FDI mới đã tăng lên rõ rệt và đều đặn qua từng năm, trong đó vốn FDI rót vào ngành bất động sản chiếm tỷ trọng lớn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2018, hoạt động kinh doanh bất động sản của cả nước đóng góp gần 5% GDP, tăng trưởng 4,33%, cao nhất trong khoảng 15 năm trở lại đây. Với những thành tích đó, ông Thành nhận định thị trường bất động sản tất yếu sẽ trở thành “miếng bánh hấp dẫn” cho các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó, 2/3 doanh nghiệp FDI tham gia vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô lớn, với hình thức ngày càng đa dạng và chất lượng hơn, đặc biệt bất động sản công nghiệp ngày càng thu hút vốn.
“Dòng tiền FDI vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ còn lớn hơn nữa, bởi các doanh nghiệp nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào thị trường Việt Nam. Việt Nam là một trong những đất nước phòng chống dịch tốt nhất với tỷ lệ bao phủ vaccine cao. Đây là một trong những ưu điểm rất lớn, mang lại lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ký kết 2 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Nổi lên như một thị trường lớn mạnh với lượng lao động trẻ, năng động, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng nâng cao, Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh khả năng thu hút FDI với các nước khác trong khu vực” - ông Thành nói thêm. Nhân tố ‘hút’ các nhà đầu tư FDIBên cạnh những cơ hội, ông Thành chỉ ra dòng vốn FDI vào thị trường bất động sản cũng gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức. Cụ thể, số vốn FDI đăng ký vào thị trường qua từng năm thực chất không được giải ngân như thực tế đã cam kết, do nhiều yếu tố liên quan đến hệ thống pháp lý xung quanh quá trình phát triển dự án. Điều này dẫn đến việc chậm tiến độ triển khai. Một ví dụ khác như số loại hình bất động sản mới đã và đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm như condotel, officetel, nhưng các quy định pháp lý cho những loại hình này lại chưa được ban hành đầy đủ và kịp thời.
Theo đại diện Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam, để giải quyết các vướng mắc trên, khi gia nhập thị trường, nhiều nhà đầu tư nước ngoài thường sẽ muốn hợp tác theo hình thức liên doanh với các chủ đầu tư Việt Nam để được hỗ trợ trong quá trình xử lý các thủ tục pháp lý phục vụ phát triển dự án. Tuy nhiên, không phải lúc nào 2 doanh nghiệp cũng có tiếng nói chung. “Một vấn đề vĩ mô hơn là hiện nay, các dự án với chất lượng tốt đang dần trở nên khan hiếm và ít được công khai rộng rãi. Chính vì vậy, để nắm rõ tình hình thị trường, cũng như tiếp cận các dự án tiềm năng, các nhà đầu tư có thể tìm đến các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức sâu rộng trong ngành bất động sản. Để thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn, chất lượng của dự án cũng như uy tín chủ đầu tư địa phương phải được đảm bảo. Do vậy, việc đảm bảo quy trình và tiến độ pháp lý trong quá trình phát triển dự án nên là những ưu tiên hàng đầu” - ông Thành khuyến nghị.
|