Với 466/467 đại biểu có mặt tán thành,ămQuốchộigiámsáttốicaovềbảovệmôitrườsố liệu thống kê về tottenham gặp brentford chiều 8/6, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về Chương trình giám sát năm 2025. Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự kiến Chương trình này, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, trên cơ sở các ý kiến phát biểu tại hội trường và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại Phiếu xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tổng hợp để báo cáo Quốc hội về kết quả lựa chọn chuyên đề giám sát và tiếp thu, giải trình ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Theo đó về kết quả lựa chọn chuyên đề giám sát (tính đến 8 giờ 30 ngày 31/5/2024), chuyên đề 1 (Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành) có 237/386 phiếu lựa chọn. Chuyên đề 2 (Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao) có 149 đại biểu chọn. Căn cứ kết quả trên, Quốc hội quyết định sẽ giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”; giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10. Ông Cường cũng phản ánh có ý kiến đề nghị Quốc hội tiến hành giám sát tối cao 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và nguồn nhân lực; Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc lựa chọn giám sát chuyên đề về quản lý, sử dụng tài sản công và giải ngân vốn đầu tưcông để giám sát trong năm 2025. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, sau khi cân nhắc nhiều mặt, để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội và được đại đa số các vị đại biểu Quốc hội nhất trí, quyết định lựa chọn 1 chuyên đề để Quốc hội giám sát tối cao và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 1 chuyên đề. Bên cạnh đó, một số nội dung như đề xuất của đại biểu đã được lồng ghép trong xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về: kế hoạch tài chínhquốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội cân nhắc lựa chọn những vấn đề được cử tri, Nhân dân và đại biểu Quốc hội quan tâm để tiến hành giám sát theo hình thức phù hợp. Nghị quyết nêu rõ, căn cứ Chương trình giám sát của Quốc hội và điều kiện, tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội chủ động xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình giám sát của mình, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định của pháp luật. Tiếp tục đổi mới, giám sát đúng và trúng, chỉ rõ địa điểm, quy rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước. Quốc hội cũng yêu cầu các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát bảo đảm chất lượng, khả thi, hiệu quả, tránh hình thức, phù hợp với khả năng, nguồn lực, nhất là đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật ở địa phương. Chủ động phối hợp với các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, với Thường trực, các Ban của Hội đồng nhân dân nhằm tránh chồng chéo. Kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đối với trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát theo quy định tại Điều 33 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân - nghị quyết nêu rõ. |