【bxh vdqg duc】Ác mộng Covid

作者:Cúp C1 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 02:20:08 评论数:

Các tín đồ ngủ trong những chiếc lều chật cứng bên ngoài thánh đường Hồi giáo và vội vàng thức dậy trước bình minh đề quỳ trên những chiếc thảm cầu nguyện được trải dọc tại sảnh trung tâm. Trong lúc đó thì virus SARS-CoV-2 âm thầm lây lan giữa các vị khách.

ac mong covid 19 bao trum dong nam a tu nha tho hoi giao o malaysia

Một người đàn ông bước ra từ nhà thờ Hồi giáo Sri Petaling ở Kuala Lumpur,Ácmộbxh vdqg duc Malaysia đầu tuần này. Ảnh: AP.

Nguy cơ bùng phát ổ dịch lớn tại Đông Nam Á

Thánh lễ diễn ra vào cuối tháng 2 tại khu tổ hợp nhà thờ Hồi giáo Sri Petaling rộng lớn ở ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia đã trở thành nguồn lây lan Covid-19 mới tại Đông Nam Á. Thánh lễ có 16.000 người tham dự, trong đó có 1.500 người nước ngoài.

Một nam công dân Malaysia, 34 tuổi tham gia thánh lễ đã tử vong vào hôm qua (17/3). Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba cho biết ca tử vong đầu tiên này liên quan đến sự kiện diễn ra tại nhà thờ Hồi giáo này từ ngày 27/2 đến ngày 1/3.

Trong số 673 trường hợp được xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Malaysia có gần 2/3 số ca liên quan đến sự kiện kéo dài 4 ngày nói trên, Bộ trưởng Adham cho biết. Không rõ ai đã mang virus tới đây.

Reuters đã dựa vào lời kể của 6 người tham dự cùng các hình ảnh, bài đăng tải trên mạng xã hội và nhiều bằng chứng khác để tái hiện kịch bản lây nhiễm có thể đã xảy ra.

Đơn vị tổ chức là phong trào Hồi giáo Tablighi Jama’at đã ngưng các hoạt động truyền giáo vào ngày 16/3 nhưng chưa bình luận chính thức. Nhà thờ Hồi giáo Sri Petaling – nơi diễn ra sự kiện đã đóng cửa vào hôm qua (17/3). Một vị khách nói rằng ông là một trong số hàng chục tín đồ vẫn đang bị cách ly.

Cùng ngồi cầu nguyện và ăn chung đĩa

Thánh lễ nói trên là một sự kiện lớn, trong đó hành khách tới đây đã phải di chuyển trên nhiều chiếc xe bus và ngủ tại nhiều địa địa điểm khác nhau. Sự kiện cũng có sự tham gia của công dân từ hàng chục quốc gia, trong đó có Canada, Nigieria, Ấn Độ và Australia.

Ngoài ra, còn có cả công dân của Hàn Quốc và Trung Quốc – hai quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao. Những bài viết đăng tải trên mạng xã hội cho thấy hàng trăm tín đồ cầu nguyện với “vai kề vai” bên trong nhà thờ, trong khi một số khách tham dự đăng ảnh họ cùng chia sẻ đồ ăn. Không rõ có bao nhiêu tín đồ là công dân của Malaysia nhưng nhiều ca lây nhiễm SARS-CoV-2 liên quan đến sự kiện tụ tập đông người này đang ngày một gia tăng trên khắp Đông Nam Á.

“Chúng tôi ngồi gần nhau”, một người đàn ông Campuchia 30 tuổi, tham gia sự kiện cho biết khi anh đang phải điều trị tại bệnh viện ở tỉnh Battambang, Campuchia sau khi có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 hồi đầu tuần này.

“Nắm tay nhau trong các nghi lễ tôn giáo là hành động phổ biến với người dân của nhiều quốc gia. Khi tôi gặp họ, tôi nắm tay họ, đó là điều bình thường. Tôi cũng không biết tôi bị lây nhiễm từ ai”.

Không một ai trong số những người đứng đầu sự kiện nói về việc phải rửa tay hoặc thực hiện các biện pháp phòng ngừa Covid-19 trong thời gian thánh lễ diễn ra, nhưng hầu hết các khách tham dự rửa tay thường xuyên, hai nguồn tin cho biết. Rửa tay cùng với các bộ phận khác của cơ thể là một phần của nghi thức Hồi giáo. Một người tham gia đến từ Campuchia cho biết, các khách tham gia từ nhiều quốc gia khác nhau dùng chung đĩa khi bữa ăn được phục vụ.

Bộ trưởng Y tế Malaysia cho biết, chỉ có một nửa số người tham dự từ phía Malaysia ra trình báo để được xét nghiệm, làm dấy lên lo ngại rằng ổ dịch này còn lớn hơn và lây lan mạnh hơn so với những gì đang được ghi nhận.

Brunei đã xác nhận 50 ca mắc Covid-19 liên quan đến sự kiện tại nhà thờ Hồi giáo Sri Petaling, trong tổng số 56 trường hợp được ghi nhận ở nước này. Singapore đã thông báo 5 ca liên quan với sự kiện, Campuchia có 13 và Thái Lan có ít nhất 2 ca.

Trách nhiệm của chính quyền ở đâu?

Đây không phải là sự kiện tôn giao duy nhất làm gia tăng nguy cơ phát tán virus SARS-CoV-2 trên quy mô lớn. Trước đó Hàn Quốc đã phát hiện hàng nghìn trường hợp nhiễm virus này liên quan đến một nhà thờ của giáo phái Tân Thiên Địa tại thành phố Daegu.

Một số người tham dự thánh lễ trên cho rằng vào ngày 28/2 (tức ngày bắt đầu sự kiện), số ca nhiễm được xác nhận ở Malaysia là 25 ca và tình hình vẫn chưa nghiêm trọng.

"Lúc đó, chúng tôi không lo lắng vì tình hình dịch Covid-19 dường như đang trong tầm kiểm soát", Khuzaifah Kamazlan, 34 tuổi ở Kuala Lumpur, nói với Reuters.

Người này cũng tham dự sự kiện trên, nhưng có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona chủng mới. Anh cho biết, một số tín đồ từng tham dự sự kiện trên đã từ chối xét nghiệm và họ muốn dựa vào Thượng Đế để bảo vệ mình.

Còn Karim, một người Malaysia 44 tuổi, cho rằng chính quyền lẽ ra nên hủy sự kiện. Người này từng dự sự kiện nói trên và sau đó được xác nhận có kết qủa xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2./.