您的当前位置:首页 > Thể thao > 【ti so bayer】Nỗ lực tăng dòng vốn đầu tư có tổ chức từ châu Âu vào chứng khoán Việt 正文

【ti so bayer】Nỗ lực tăng dòng vốn đầu tư có tổ chức từ châu Âu vào chứng khoán Việt

时间:2025-01-09 14:03:36 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Để các công ty quản lý quỹ tại Việt Nam huy động vốn từ EU và các công ty quản lý quỹ EU được uỷ thá ti so bayer

Để các công ty quản lý quỹ tại Việt Nam huy động vốn từ EU và các công ty quản lý quỹ EU được uỷ thác các quỹ huy động ở EU cho các công ty quản lý quỹ tại Việt Nam quản lý,ỗlựctăngdòngvốnđầutưcótổchứctừchâuÂuvàochứngkhoánViệti so bayer Chỉ thị về các công ty quản lý quỹ đầu tư thay thế (AIFMD) yêu cầu UBCKNN phải có các thoả thuận hợp tác giám sát phù hợp với các cơ quan có thẩm quyền của EU cho phép giám sát xuyên biên giới các công ty quản lý quỹ thay thế (AIFMs), các quỹ đầu tư thay thế (AIFs), các tổ chức ủy thác và lưu ký.

Trước yêu cầu đó, UBCKNN đã nỗ lực đàm phán với Cơ quan quản lý các TTCK châu Âu (ESMA) để thực hiện ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) về tư vấn, hợp tác và trao đổi thông tin trong việc giám sát Công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư với các cơ quan quản lý thị trường vốn thuộc EU và EEA.

Hoi nghi thuong nien thu 39 của IOSCO

Hội nghị Thường niên lần thứ 39 của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) tổ chức tại Rio de Janeiro, Braxin và UBCKNN đã tham dự.

UBCKNN cho biết, MoU là các thoả thuận song phương giữa UBCKNN với mỗi cơ quan quản lý thị trường vốn thuộc EU và EEA, không phải là thoả thuận chung hay MoU đa phương với các cơ quan quản lý thị trường vốn thuộc EU và EEA.

Thông qua MoU này, mỗi cơ quan quản lý thuộc EU và EEA cam kết thắt chặt hợp tác và liên kết với UBCKNN vì lợi ích của việc thực hiện quản lý của các bên ký kết, bao gồm tăng cường bảo vệ nhà đầu tư, hội nhập và giữ vững niềm tin vào các thị trường vốn và giảm thiểu rủi ro hệ thống.

Cụ thể, UBCKNN và các cơ quan quản lý thị trường vốn của EU và EEA đã thống nhất trong việc trao đổi thông tin, hợp tác và tư vấn cho nhau về việc giám sát các tổ chức được nêu trong MoU trên cơ sở xuyên biên giới tại các nền tài phán có tham gia ký kết MoU này.

Cũng theo UBCKNN, nội dung trong MoU với ESMA tiếp nối (nhưng không thay thế) các nguyên tắc của Tổ chức các Ủy ban Chứng khoán Quốc tế (IOSCO) về hợp tác giám sát xuyên biên giới và trong các điều khoản của Biên bản ghi nhớ đa phương (MmoU) IOSCO về tư vấn, hợp tác và trao đổi thông tin.

Cụ thể hơn, MoU gồm những nội dung chính: Tính ràng buộc; Hoạt động của công ty quản lý quỹ; Khảo sát xuyên biên giới; Hợp tác về cưỡng chế thực thi; Chia sẻ, bảo mật và sử dụng thông tin.

Tác động của MoU như thế nào tới Việt Nam?

Theo UBCKNN, với việc ký kết MoU này, TTCK Việt Nam có cơ hội tiến gần hơn với các TTCK, tài chính khác trên thế giới. Bên cạnh đó, theo các điều khoản tại dự thảo MoU, các công ty quản lý quỹ ở châu Âu muốn huy động vốn tại Việt Nam và đầu tư tại châu Âu phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả quản lý ngoại hối ngay cả khi không phải thực hiện các cam kết mở cửa thị trường chứng khoán.

Điều này cũng tạo điều kiện khai thông luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Đồng thời, việc ký kết này cũng góp phần gia tăng khả năng thu hút các dòng vốn đầu tư có tổ chức từ các nước châu Âu, tăng cường khả năng phối hợp quản lý giám sát dòng vốn và nâng cao tính minh bạch của TTCK Việt Nam.

Để ký MoU cần điều kiện gì?

Để thực hiện ký kết MoU, Việt Nam phải là bên ký kết Biên bản Ghi nhớ Đa phương (MMoU) với IOSCO (Việt Nam đã ký). Đồng thời, Việt Nam không nằm trong danh sách các nước chưa cam kết về phòng, chống rửa tiền và chống khủng bố (theo danh sách của tổ chức Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) – Việt Nam đã được đưa ra khỏi danh sách trên vào ngày 18/10/2013).

Mặt khác, Việt Nam đã ký kết thoả thuận hợp tác liên minh đến việc trao đổi thông tin về thuế với các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc Liên minh châu Âu (Việt Nam hiện chưa có thoả thuận hợp tác nói trên). Tuy nhiên, quy định này chưa áp dụng nên Việt Nam có thể triển khai đàm phán được MoU này.

Kết quả của việc ký kết MoU đã có những bước tiến tích cực

Để đáp ứng các tiêu chí của việc ký kết, UBCKNN đã tích cực triển khai những công việc cần thiết như liên hệ với phía ESMA để làm rõ một số nội dung trong MoU, xin ý kiến Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan về việc cho phép UBCKNN chủ trì liên hệ và chịu trách nhiệm ký kết MoU, giải đáp một số thắc mắc, câu hỏi của phía ESMA liên quan đến chính sách trong nước để có thể đáp ứng ký kết MoU,...

Ngoài ra, UBCKNN cũng đã gửi thư cho ESMA bày tỏ việc sẵn sàng ký kết MoU. Ngày 12/6/2014, tại cuộc họp của Hội đồng thường trực quản lý đầu tư, ESMA thông báo tới các cơ quan thuộc EU và EEA về việc UBCKNN sẵn sàng cho việc ký kết MoU.

Các cơ quan quản lý thị trường vốn thuộc EU đã thảo luận về nội dung của MoU với UBCKNN Việt Nam và đồng ý trình nội dung MoU lên Ban Giám sát của ESMA để được chấp thuận cuối cùng và thực hiện việc ký kết.

Ngày 9/7/2014, tại cuộc họp của Ban Giám sát, nội dung của MoU đã được thông qua và đại diện của 21/31 cơ quan quản lý thị trường vốn thuộc EU và EEA đã thực hiện ký kết MoU với UBCKNN. Sau đó, 4 cơ quan quản lý thị trường vốn khác thuộc EU và EEA tiếp tục thực hiện ký kết MoU.

Đến nay, đã có 25/31 cơ quan thuộc EU và EEA ký kết MoU này, đều là những nước có thị trường vốn rất phát triển, cụ thể: Anh Quốc, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Ý, Hà Lan, Rumani, Síp, Phần Lan, Hy Lạp, Lichtenxtanh, Bungari, Ba Lan, Ailen, Aixơlen, Na Uy, Luýchxămbua, Litva, Malta, Latvia, Estonia, Pháp, Bỉ, Hunggari./.

Ngày 8/6/2011, Nghị viện và Hội đồng Liên minh châu Âu ban hành Chỉ thị châu Âu số 2011/61/EU về Các công ty quản lý quỹ đầu tư thay thế (AIFMD), có hiệu lực thi hành từ tháng 7/2013. Mục tiêu của Chỉ thị này là xây dựng khuôn khổ pháp lý và giám sát một cách toàn diện và hiệu quả các hoạt động của Các công ty quản lý quỹ đầu tư thay thế (AIFM) trong Liên minh châu Âu.
Cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng khoán châu Âu (ESMA) – cơ quan trực thuộc EU, có cơ chế hoạt động độc lập, là cơ quan đang triển khai thực hiện việc ký kết các thoả thuận hợp tác giám sát theo yêu cầu của Chỉ thị này, đồng thời đại diện cho các cơ quan có thẩm quyền của EU và EEA (Khu vực Kinh tế châu Âu) liên hệ với các nước tham gia Biên bản Ghi nhớ Đa phương (MMoU) của IOSCO để đàm phán và ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) về tư vấn, hợp tác và trao đổi thông tin trong việc giám sát Công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư với các cơ quan có thẩm quyền ngoài khu vực EU/EEA.

D.T