当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kèo xiên】Cho phép doanh nghiệp sớm sản xuất trở lại là “gói hỗ trợ” tốt nhất

Để nền kinh tế tự cứu mới là bình thường

Đề xuất về các giải pháp hồi phục nền kinh tế nhanh trong quý IV,épdoanhnghiệpsớmsảnxuấttrởlạilàgóihỗtrợtốtnhấkèo xiên PGS.TS Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhấn mạnh, cần có các giải pháp phòng chống dịch bệnh thông minh, hiệu quả. Nếu tiếp tục áp dụng các biện pháp chống dịch cực đoan thì các hoạt động sản xuất và tiêu dùng sẽ bị đứt gãy. “Quan điểm của tôi là để cho nền kinh tế phục hồi nhanh chóng thì cần thực hiện đúng theo tinh thần của Nghị quyết 128/NQ-CP. Chính phủ đã có quyết sách đúng đắn, tuy nhiên còn phụ thuộc vào việc thực hiện ở các địa phương. Cần đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn quốc, không có địa phương nào áp dụng giải pháp cao hơn Nghị quyết 128” - ông Phạm Thế Anh cho biết.

Theo vị kinh tế trưởng của VEPR, không có gói hỗ trợ nào tốt hơn việc doanh nghiệp (DN) được quay trở lại sản xuất và đảm bảo lưu thông hàng hóa. Đó là điều kiện quan trọng nhất, đặc biệt là các địa phương đã có tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin mũi 1, mũi 2 cao nhất định. Đối với hoạt động tiêu dùng, có thể hạn chế khi tỷ lệ tiêm chủng chưa được bao phủ với hoạt động đòi hỏi tiếp xúc cao. Còn đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, nông nghiệp cần đảm bảo tuyệt đối, không để đứt gãy như trong quý III. Đó là cách để nền kinh tế hoạt động trở lại bình thường.

Nguồn: Nghị quyết 128 Đồ họa: Hồng Vân
Nguồn: Nghị quyết 128 Đồ họa: Hồng Vân

Ông Phạm Thế Anh nhấn mạnh: “Chúng ta cần nhận thức rằng, ở đây vai trò của Nhà nước với thị trường rất nhỏ bé, không thể dùng nguồn lực ngân sách cứu trợ cho cả nền kinh tế, cho tất cả người dân được mà phải để nền kinh tế tự cứu nó. DN được sản xuất, người lao động được quay trở lại làm việc là quan trọng nhất”. Về các biện pháp hỗ trợ cụ thể hơn liên quan tới tài chính, vị chuyên gia này cho rằng, cần có gói hỗ trợ nhưng tập trung vào an sinh xã hội cho những người mất việc, hỗ trợ cho người lao động quay trở lại sản xuất, tránh tình trạng thiếu hụt lao động ở các khu vực đang có xu hướng phục hồi kinh tế. Hỗ trợ này cần làm nhanh.

Ngoài ra, với các biện pháp hỗ trợ DN khác, do nguồn lực tài chính của Chính phủ hạn hẹp nên khó có thể thực hiện, nếu có nên hỗ trợ liên quan đến chi phí đất đai, công đoàn, lãi suất. “Tuy nhiên, tôi không khuyến khích mở rộng chính sách tiền tệ, dùng ngân sách nhà nước hỗ trợ những chi phí đó. Hiện nay, chúng ta đang trong thời kỳ thuận lợi là cầu tiêu thụ của thế giới với sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam đang tốt, chỉ cần mở cửa cho hoạt động của DN trở lại thì nền kinh tế sẽ hoạt động tốt, hồi phục nhanh” - PGS. TS Phạm Thế Anh nêu quan điểm.

Đảm bảo thực hiện nhất quán Nghị quyết 128

Thêm ý kiến về vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) nhận định, dự báo tăng trưởng cuối năm sẽ rất khó khăn. Vì vậy, cần thực hiện các giải pháp ngắn hạn và cần làm ngay để thúc đẩy hoạt động sản xuất của DN và tăng trưởng kinh tế.

Đảm bảo yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất

Theo PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, trước xu hướng tăng giá trong nguyên nhiên vật liệu toàn cầu, cần tập trung ưu tiên các giải pháp đảm bảo yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất, đặc biệt là năng lượng. Song song với đó là chuẩn bị cho những rủi ro liên quan đến lạm phát và chi phí đẩy, cần có bước đi thận trọng trong chính sách tiền tệ để đón đầu những bất ổn vĩ mô này.

Theo ông Quốc Bảo, trước hết ngay lúc này, Chính phủ và các tỉnh thành, nhất là ở phía Nam cần sớm cho phép hàng hóa, con người được lưu thông tự do, thuận lợi, tranh thủ để chào đón 3 sự kiện rất quan trọng sắp tới. Đó là, đợt mua sắm cuối năm, đây là dịp mà mỗi năm tổng cầu của nền kinh tế cao khi người dân mua sắm kết thúc năm cũ, chuẩn bị cho năm mới nên quý cuối năm là quý tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng của tổ chức đều rất cao, cần có các hành động khiến cho hoạt động thông thương diễn ra dễ dàng, thuận lợi. Thứ hai là các DN khôi phục lại có nhu cầu mua sắm nguyên nhiên vật liệu, trang hoàng lại quán sá, phục hồi lại dây chuyền sản xuất, đặc biệt là những công trình xây dựng phải chuyên chở sắt thép, trang thiết bị… nhưng hiện đang bị tắc nghẽn trong việc lưu thông nên cần giải quyết ngay vấn đề này. Ba là khi học sinh, sinh viên đi học trở lại sẽ kéo theo các nhu cầu rất lớn và đến khi nào học sinh, sinh viên được đi học trở lại thì lúc đó hoạt động phục hồi tiêu dùng nội địa mới diễn ra một cách đầy đủ.

Liên quan đến giải pháp trên theo chuyên gia từ Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, các địa phương cần thực hiện quyết liệt, nhất quán, đồng bộ, linh hoạt trong vận dụng các nội dung của Nghị quyết 128 mà Chính phủ đã ban hành. Hiện tại, vẫn có sự bất nhất giữa các địa phương so với nghị quyết của Chính phủ khiến người dân còn e dè là liệu có nên bắt đầu từ lúc này hay không hay tiếp tục chờ thêm văn bản khác của Chính phủ. “Càng chậm chừng nào thì quá trình phục hồi kinh tế càng chậm từng đó. Nên nhớ, văn hóa của người Việt là thường hay chờ tết xong, trong khi hiện đang gần tết rồi. Nếu không tranh thủ tối đa, để cho thời gian cận tết quá thì người lao động sẽ nghỉ luôn, để tết xong rồi tính và nền kinh tế sẽ chìm sâu trong khoảng thời gian không làm gì cả” - PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo nhấn mạnh.

Ông Quốc Bảo cũng đề xuất, ở các địa phương tình hình dịch bệnh đang diễn biến tích cực, nên mạnh dạn trao cho DN quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động khôi phục sản xuất; sản xuất an toàn kết hợp phòng chống dịch thay vì đưa ra quá nhiều quy định hay điều kiện. Giao cho DN quyền tự quyết định, nhưng DN phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra lây lan, bùng dịch, để họ lạc quan hơn, vững tin vào sự bền vững của quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh.

Về các đề xuất các gói hỗ trợ kinh tế, PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo cho rằng: “Đương nhiên, vai trò của các gói hỗ trợ kinh tế là rất cần thiết. Nhưng đến lúc này, dịch bệnh đã qua đi, thay vì thảo luận về độ lớn của gói chính sách, khoản tiền của gói chính sách thì tôi cho rằng, với đặc thù ngân sách của Việt Nam, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, không có gói hỗ trợ kinh tế nào là đủ lớn mà chỉ có giải pháp bằng cách cho phép DN hoạt động trở lại càng sớm chừng nào, càng đầy đủ chừng nào, càng full năng suất chừng nào càng tốt chừng đó mới là gói hỗ trợ cần thiết nhất, trong tầm tay của Chính phủ cần được làm ngay”...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Tổ trưởng.

Tổ công tác đặc biệt của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ chỉ đạo triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan, tích cực nắm bắt, trao đổi, tiếp cận thông tin và kịp thời có các biện pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người dân.

Tổ công tác đặc biệt cũng sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đồng hành cùng doanh nghiệp trong tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh, bảo đảm thực hiện phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với dịch Covid-19”, tăng tính chủ động, tự chủ và nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, tổ lưu ý rà soát cắt bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, không tạo ra “giấy phép con” làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống, sinh hoạt của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra…

分享到: