Môi giới bất động sản đứng trước thời kỳ khó khăn Đối diện 6 “cơn gió ngược”,ệpbấtđộngsảnvẫnđangđốimặtnhiềukhókhăc1 mu cần ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp bất động sản bước đầu được gỡ khó Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Ảnh: H.Anh Doanh nghiệp giải thể tăng khoảng 30,4% so với cùng kỳ năm trước
Bộ Xây dựng cho biết, theo thống kê mới nhất của một số tổ chức khảo sát đánh giá, lĩnh vực bất động sản vẫn có xu hướng giải thể tăng. Số doanh nghiệp đã giải thể tăng khoảng 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới cũng giảm khoảng 61,4% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó, có thể phân thành một số nhóm khó khăn, vướng mắc chính. Cụ thể:
Về pháp lý, hiện nay nhiều dự án bất động sản đang gặp khó khăn, vướng mắc về phương pháp định giá đất; quy hoạch sử dụng đất (đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt nhưng không phù hợp với quy hoạch cấp trên (các quy hoạch cấp trên trước đó không còn phù hợp đang phải rà soát, điều chỉnh, cập nhật theo quy định)); về điều chỉnh chủ trương đầu tư; về thẩm quyền chuyển nhượng dự án...
Về tổ chức thực hiện, cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương còn chưa kịp thời, đồng bộ trong công tác giải phóng mặt bằng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thỏa thuận thu hồi đất, áp giá bồi hoàn với người dân; trong công tác xác định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, giao nền tái định cư; một số nhà đầu tư chưa phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để thực hiện các hồ sơ, thủ tục của dự án…
Về nguồn vốn, hiện nay, doanh nghiệp bất động sản vẫn khó tiếp cận vốn vay tín dụng và hầu như không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp và huy động vốn khác dẫn đến thiếu vốn để thực hiện dự án (phải giãn tiến độ, dừng triển khai) dẫn đến khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp vào các tháng cuối năm 2023 rất lớn.
Bên cạnh đó, niềm tin của nhà đầu tư, tính thanh khoản thị trường bất động sản thấp nên dẫn đến các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp đang phải chịu áp lực nợ ngắn hạn và tổng nợ lớn hơn so với quy mô tài sản. Ngoài ra, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng biến động dẫn đến chi phí doanh nghiệp tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp phải dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công
Trước đó, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng từ năm 2022 đến nay, các DN đầu tư, phát triển bất động sản đồng loạt lâm vào trạng thái hết sức khó khăn trong thời gian dài khi doanh thu, lợi nhuận sụt giảm, việc cắt giảm nhân sự diễn ra trên diện rộng. Khả năng chịu đựng của các DN, nhà đầu tư hoạt động trong thị trường đã đến mức giới hạn.
Kết quả khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam với các sàn giao dịch hội viên cho thấy, doanh thu của các sàn giao dịch lớn có hơn 90% DN ghi nhận doanh thu quý 1/2023 sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có tới 39% DN có doanh thu quý 1/2023 sụt giảm tới 20% - 50% và 61% tụt giảm trên 50% so với cùng kỳ.
Thậm chí, một số DN quy mô dưới 100 nhân viên có mức giảm doanh thu lên tới 70% - 80%. “Nguyên nhân là do thị trường vẫn gặp khó khăn về dòng tiền, điều kiện cho vay bị siết chặt, sức mua chưa được cải thiện,...”, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản chia sẻ.
Hội Môi giới Bất động sản đề xuất cần nhanh chóng đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và chi tiết về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các đối tượng trong việc soát xét, thẩm định, phê duyệt hồ sơ, sớm chấm dứt tình trạng hồ sơ, văn bản của DN bị “om” và “đùn đẩy”, gây mất thời gian, tốn nhiều chi phí cho DN.
Đồng thời, tổ chức lấy ý kiến công khai, rộng rãi về quy trình phê duyệt thủ tục chuẩn bị đầu tư nói riêng cũng như các quy trình phối hợp khác nói chung giữa các cơ quan quản lý nhà nước và DN để đảm bảo rút ngắn thời gian, đúng người, đúng việc; tiếp tục hỗ trợ DN thông qua việc giãn, hoãn các khoản nợ vay, thuế và một số nghĩa vụ của DN; nghiên cứu các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho DN tiếp cận được các nguồn vốn ngoại từ các quỹ đầu tư nước ngoài.
Cùng với đó, nghiên cứu phương án “mua lại” các dự án còn tồn tại nhiều vướng mắc, DN không thể xử lý được. Sau đó hoàn thiện thủ tục vướng mắc và thực hiện đấu giá để lựa chọn nhà đầu tư mới thực hiện dự án.
顶: 1813踩: 1
【c1 mu】Doanh nghiệp bất động sản vẫn đang đối mặt nhiều khó khăn
人参与 | 时间:2025-01-26 22:00:24
相关文章
- Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- Tiếp tục tăng cường phòng, chống, khống chế dịch tả lợn châu Phi
- “Không để ai bị bỏ lại phía sau”
- Cuộc hội ngộ sau gần 50 năm
- Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- Vốn tín dụng chính sách
- Quang Minh quyết tâm không còn hộ DTTS nghèo
- 188 đơn vị máu sẻ chia lúc dịch bệnh
- Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- Tăng mức trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ hưu
评论专区