Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Ghi-nê Bít-xao là gạo,ơhộimởrộngxuấtkhẩugạosangcácnướcTâkeo tbn với kim ngạch 9 tháng năm 2013 khoảng 6,83 triệu USD. Ảnh minh họa. Theo đó, các mặt hàng gạo, xi măng, sắt thép… sẽ có cơ hội xuất khẩu sang Ghi-nê Bít-xao. Bởi vì, Ghi-nê Bít-xao được biết đến là một đất nước xuất khẩu điều thô lớn thứ 5 thế giới (sau Ấn Độ, Việt Nam, Bờ Biển Ngà và Braxin), nhưng lại là nước nhập khẩu gạo tương đối lớn (khoảng 70.000 tấn gạo/năm). Trong 9 tháng đầu năm 2013, trao đổi thương mại giữa hai nước đã có sự tăng trưởng tích cực. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ghi-nê Bít-xao đạt 8 triệu USD, tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu cả năm 2012, trong đó mặt hàng gạo chiếm 6,83 triệu USD, xi măng 1,18 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt 34,2 triệu USD trong đó hạt điều chiếm 33,16 triệu USD, sắt thép phế liệu 1 triệu USD. Cộng hoà Ghi-nê Bít-xao là một nước nhỏ ở Tây Phi, trên bờ Đại Tây Dương, có diện tích 36.120 km2, dân số khoảng 1,6 triệu người. Việt Nam và Ghi-nê Bít-xao đã thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/9/1973. Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật và thương mại năm 1994. Năm 2013, tổng kim ngạch nhập khẩu của Ghi-nê Bít-xao đạt khoảng 237 triệu USD, chủ yếu là thực phẩm, thiết bị máy móc, phương tiện vận tải và sản phẩm dầu lửa. Do sản xuất trong nước không đủ nên mỗi năm Ghi-nê Bít-xao phải nhập khẩu khoảng 70.000 tấn gạo. Trong khi đó, năm 2012 Ghi-nê Bít-xao xuất khẩu khoảng 139,8 triệu USD với các sản phẩm chủ yếu là: hạt điều, cá, hải sản, đỗ lạc và gỗ. Nguyên nhân của việc trao đổi thương mại cũng như hợp tác công nghiệp giữa hai nước chưa tương xứng với tiềm năng là do khoảng cách địa lý xa xôi, hai bên còn ít trao đổi các đoàn, doanh nghiệp còn thiếu thông tin về thị trường, đối tác. Bên cạnh đó, Việt Nam và Ghi-nê Bít-xao chưa có các thỏa thuận hợp tác, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, công nghiệp, đầu tư. Vì vậy, việc ký Bản ghi nhớ này sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp nói riêng và quan hệ hợp tác song phương nói chung. Trước đó, tại cuộc hội đàm giữa Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và ông Ibraima Djaló, lãnh đạo hai Bộ đã bàn những biện pháp tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước như: Hoàn thiện khung pháp lý, cụ thể là ký kết các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, công nghiệp, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp hai nước hoạt động. Tăng cường trao đổi các đoàn cấp Bộ, ngành, doanh nghiệp, qua đó tìm hiểu thực tế về tiềm năng, thế mạnh của nhau, có những quyết sách phù hợp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên kinh doanh trực tiếp; thường xuyên giữ liên hệ, cung cấp thông tin về cơ hội kinh doanh, đầu tư, danh sách các hội chợ triển lãm quốc tế lớn, danh sách các công ty xuất nhập khẩu uy tín…/. Nhật Minh |