Chỉ trong vòng một tuần,ờynổkết quả bóng đá bi Kyrgyzstan gần như thay đổi toàn bộ lãnh đạo các cơ quan cao nhất của đất nước. Việc chuyển giao quyền lực có thể nhanh chóng giải quyết các cuộc xung đột nội bộ hiện nay hay tiếp tục làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn vốn đã tồn tại bấy lâu nay.
Từ trái qua phải: Quyền Tổng thống, Thủ tướng Sadyr Japarov và cựu Tổng thống Sooronbai Jeenbekov trong cuộc họp Quốc hội Kyrgyzstan ngày 16-10. Ảnh: TASS
Ngày 13-10, Phó Chủ tịch Quốc hội Kanat Isayev đã được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Tổng số có 80/120 đại biểu đã bỏ phiếu, trong đó 78 bỏ phiếu ủng hộ và 2 phiếu trống. Sau đó 1 ngày, Quốc hội Kyrgyzstan họp bất thường với 83/120 đại biểu và tất cả đều nhất trí bỏ phiếu chọn ông Sadyr Japarov làm Thủ tướng. Chiều cùng ngày, Tổng thống Kyrgyzstan Jeenbekov đã ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng Sadyr Japarov và các thành viên Chính phủ gồm Thủ tướng, 4 Phó Thủ tướng, 14 Bộ trưởng.
Ngày 15-10, Tổng thống Kyrgyzstan Sooronbai Jeenbekov bất ngờ tuyên bố từ chức. Theo luật, quyền Tổng thống được chuyển giao cho Chủ tịch Quốc hội, tuy nhiên ông Kanat Isayev từ chối đảm nhận chức vụ này. Chiều cùng ngày, Thủ tướng Sadyr Japarov, 51 tuổi, sẽ dẫn dắt đất nước cho đến kỳ bầu cử tổng thống năm 2021 trong khi vẫn kiêm nhiệm chức thủ tướng.
Theo tờ The Guardian, ông Japarov bị kết án vì tội bắt cóc một quan chức vào năm 2013. Ông đã bỏ trốn tới Kazakhstan nhưng bị bắt vào năm 2017. Ông tuyên bố những cáo buộc này mang động cơ chính trị.
Ông Japarov được người biểu tình giải thoát khỏi nhà tù vào tuần trước. Tiếp đó, tòa án lật ngược bản án và hủy bỏ tội danh của ông. Ông liên tiếp được Quốc hội chấp thuận để trở thành thủ tướng ngay sau đó, theo Reuters.
Kyrgyzstan rơi vào khủng hoảng kể từ đầu tháng này vì người dân cáo buộc kết quả cuộc bầu cử Quốc hội hôm 4-10 bị gian lận và xuống đường biểu tình ở thủ đô Bishkek. Ít nhất 1 người đã thiệt mạng và hơn 1.000 bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát.
Đám đông tấn công các tòa nhà chính phủ trong khi giới chức tránh triển khai quân đội tới Bishkek và áp đặt lệnh giới nghiêm. Ban đầu, ông Jeenbekov tuyên bố giữ chức đến khi các cuộc bầu cử mới được tổ chức. Sau đó, ông đã nhượng bộ vì không muốn “bị lưu danh trong lịch sử Kyrgyzstan là một tổng thống gây đổ máu và cho phép nổ súng vào người dân”.
Ông Jeenbekov lãnh đạo Kyrgyzstan từ năm 2017 sau khi được chính người tiền nhiệm Almazbek Atambayev lựa chọn. Ông Atambayev được cho là sẽ kiểm soát ông Jeenbekov và tiếp tục nắm quyền từ phía sau.
Tuy nhiên, tân tổng thống đã quay lưng lại với người cố vấn cũ khi bắt giữ và kết án ông Atambayev 11 năm tù hồi tháng 6. Vào tháng này, ông Atambayev được người biểu tình phóng thích nhưng bị bắt lại sau đó.
Tổng thống từ chức khiến các quá trình thiết lập lại trật tự trong nước sẽ bị đình trệ, đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực. Thủ tướng Sadyr Japarov, đồng thời là quyền Tổng thống cần nhanh chóng đưa ra giải pháp nhằm xoa dịu tình hình và củng cố xã hội. Triển vọng sớm giải quyết tình hình hiện nay ít khả quan do có số lượng lớn những người cũng có tham vọng quyền lực và được các nguồn lực khác nhau hỗ trợ. Họ không muốn ông Japarov là trung tâm quyền lực chính và duy nhất tại quốc gia này. Những phe phái khác có thể sẽ hình thành một liên minh chống lại ông Japarov theo cách thức được chính ông đã sử dụng để nắm quyền như hiện nay.
Tình hình Kyrgyzstan phía trước còn nhiều chông gai. Liệu chính quyền mới có thể nhanh chóng giải quyết các cuộc tranh giành quyền lực hiện nay hay tiếp tục làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn vốn đã tồn tại theo chiều dài lịch sử kể từ khi tách ra khỏi Liên bang Xô Viết.
Dù kết quả thế nào thì người dân của đất nước chỉ có 6,5 triệu dân này vẫn phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng không thể giải quyết nếu không có chính phủ tập trung mà trước mắt là cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19, tình trạng kinh tế trì trệ, tỷ lệ tội phạm và thất nghiệp gia tăng.
NGUYỄN TẤN tổng hợp