【kèo nhà cái bóng đá châu âu】Quỹ phòng, chống thiên tai cứu trợ khẩn cấp

时间:2025-01-10 15:29:51 来源:Empire777

Báo Cà Mau(CMO) Ðã qua, trong phòng, chống thiên tai (PCTT), tỉnh Cà Mau ứng phó nhanh, huy động mọi nguồn lực kịp thời để tập trung xử lý hiệu quả các vấn đề cấp bách; tuy nhiên, công tác thống kê và hỗ trợ thiệt hại vẫn còn chậm so với yêu cầu.

Chậm trong thống kê thiệt hại

Hơn 624 tỷ đồng là nguồn kinh phí được dùng để khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai trong năm 2022. Tuy nhiên, phần lớn trong nguồn kinh phí này dùng để đầu tư xây dựng các công trình dự án. Cụ thể, đầu tư công trình thuỷ lợi với tổng mức đầu tư được duyệt hơn 187 tỷ đồng từ nguồn kinh phí hỗ trợ sản phẩm dịch vụ công ích thuỷ lợi; thực hiện Dự án “Ðầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phòng, chống xói lở bờ biển, cung cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm - rừng ven biển tỉnh Cà Mau” năm 2022 là 279 tỷ đồng. Ngoài ra, đầu tư xây dựng, sửa chữa hệ thống kè biển, kè sông, công trình PCTT, khắc phục sự cố sụp lún, hư hỏng đê biển với tổng kinh phí khoảng 140 tỷ đồng...

Nguồn kinh phí dùng cho hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống thời gian qua còn hạn chế. Trong năm 2022 chỉ có 4.115 hộ dân bị thiệt hại do thiên tai được hỗ trợ với kinh phí khoảng 7 tỷ đồng. Và từ nguồn bảo trợ xã hội của địa phương, các mạnh thường quân hỗ trợ hơn 4 tỷ đồng cho các hộ dân sửa nhà ở, máy lọc nước, gạo…

Trong năm 2022, tỉnh đã chi gần 10 tỷ đồng từ nguồn Quỹ  PCTT để khắc phục khẩn cấp trong các tình huống thiên tai.

Dù đã phần nào giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống; tuy nhiên, theo đánh giá của ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, công tác thống kê và hỗ trợ thiệt hại vẫn chưa đạt yêu cầu. Thời gian qua, hồ sơ để hỗ trợ người dân thường phải mất nhiều tháng, thậm chí cả năm mới được phê duyệt. Việc chậm trễ này một phần do công tác thống kê hiện nay vẫn còn được tiến hành theo hình thức thủ công với biểu mẫu rất phức tạp gây ra không ít khó khăn cho cán bộ xã trong quá trình thực hiện.

Là một trong những địa phương ven biển, huyện Năm Căn hiện có số lượng nhà cấp 4 ven sông có nguy cơ thiệt hại từ lốc xoáy, triều cường và sạt lở rất lớn. Theo ông Trần Ðoàn Hùng, Phó chủ tịch UBND huyện Năm Căn, dù đã huy động cả hệ thống chính trị tham gia công tác PCTT, thế nhưng vẫn tồn tại những thiệt hại khó có thể lường trước được. Tình trạng sạt lở, lốc xoáy và triều cường xảy ra trên diện rộng đã ảnh hưởng rất lớn trong toàn huyện. Tiêu biểu là đỉnh triều vào tháng 10 và tháng 11 năm 2022 vừa qua, toàn huyện đều bị ảnh hưởng, dù huyện đã chủ động một bước nhưng với năng lực "4 tại chỗ" của địa phương cũng không thể nào đảm đương hết các điểm xung yếu.

Thu quỹ PCTT đạt thấp

Thiên tai ngày một nghiêm trọng khó lường, trong khi ngân sách còn hạn chế, thì Quỹ PCTT được xem là một cứu cánh trong các tình huống khẩn cấp. Ðặc biệt là trong các trường hợp cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học; và xử lý vệ sinh.

Tuy nhiên, thời gian qua, việc triển khai thu Quỹ PCTT trên địa bàn tỉnh đang gặp nhiều khó khăn. Năm 2022, Quỹ PCTT toàn tỉnh chỉ thu được khoảng 5,072 tỷ đồng so với kế hoạch của năm là 12,202 tỷ đồng, tức chỉ đạt khoảng 41,5% chỉ tiêu.

Việc triển khai thu Quỹ PCTT thời gian qua gần như các huyện đều không đạt chỉ tiêu được giao. Là địa bàn có nhiều doanh nghiệp nên TP Cà Mau là đơn vị được kỳ vọng nhiều nhất trong việc thu quỹ PCTT. Song, cũng như nhiều địa phương khác, việc thu Quỹ  PCTT của thành phố  gặp không ít khó khăn.

Theo kế hoạch được giao trong năm 2022, TP Cà Mau thu quỹ PCTT là 5,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, đối với đối tượng là cán bộ, công chức thì thu đạt trên 125%, người lao động khác đạt 100%, còn lại các thành phần kinh tế chỉ đạt khoảng 23%. Do đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 nên nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Huyện Ðầm Dơi có 3 xã tiếp giáp biển là Tân Tiến, Nguyễn Huân và Tân Thuận với hơn 27 km. Theo đó, dọc theo địa bàn này, dân cư chủ yếu tập trung tại các khu vực cửa sông, cửa biển, đời sống còn khó khăn, nhà ở thiếu kiên cố, nguy cơ thiệt hại rất lớn khi có thiên tai. Nhiều khu chợ xã của huyện đang đứng trước nguy cơ sạt lở cao.

Riêng trong năm 2022, trên địa bàn huyện xảy ra trên 103 vụ thiên tai với mức thiệt hại gần 10 tỷ đồng.

Có thể thấy, với điều kiện tự nhiên, nhu cầu kinh phí để phục vụ công tác phòng, chống cũng như khắc phục hậu quả thiên tai hàng năm là vô cùng lớn, và quỹ PCTT là nguồn quan trọng. Tuy nhiên, việc thu quỹ năm 2022 cũng chỉ đạt khoảng 42% so với kế hoạch và chủ yếu là thu trong cán bộ, công chức.

Việc thu Quỹ PCTT đã được quy định tại Nghị định 78/2021/NÐ-CP của Chính phủ. Trong đó, có quy định rõ cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ chi cục thuế huyện trong việc lập kế hoạch thu quỹ và cung cấp báo cáo tài chính của các doanh nghiệp để làm cơ sở cho UBND các huyện xây dựng kế hoạch thu quỹ.

Ðồng thời, tại Ðiều 17, Nghị định 03/2022/NÐ-CP cũng đã có quy định rõ mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đóng Quỹ  PCTT. Theo đó, đối với hành vi không đóng Quỹ PCTT có thể bị xử phạt từ 300 ngàn đồng cho đến 50 triệu đồng và buộc đóng quỹ. Và nghị định cũng quy định thẩm quyền xử phạt thuộc chủ tịch UBND các xã và chủ tịch UBND các huyện./.


Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đã giao Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo trong việc thu Quỹ PCTT năm 2023 để tạo đột phá cho nhiệm vụ này. Ðồng thời, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để phục vụ công tác PCTT, nhất là trong thống kê thiệt hại để sớm có giải pháp hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất ổn định cuộc sống.


 

Nguyễn Phú

 

相关内容
推荐内容