当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kq sieu cup tbn】Giữ mãi màu xanh nơi địa đầu Tổ quốc

【kq sieu cup tbn】Giữ mãi màu xanh nơi địa đầu Tổ quốc

2025-01-25 14:37:09 [Cúp C1] 来源:Empire777

Bà con vui mừng đến nhận gạo hỗ trợ của Chính phủ

Bà con vui mừng đến nhận gạo hỗ trợ của Chính phủ. Ảnh: Hoàng Thị Thu Thanh

Nằm ở vị trí trung tâm trên trục trung chuyển giữa vùng Công viên địa chất toàn cầu,ữmãimàuxanhnơiđịađầuTổquốkq sieu cup tbn cao nguyên đá Đồng Văn với TP. Hà Giang và nước bạn Trung Quốc, huyện vùng cao Yên Minh có nhiều lợi thế phát triển du lịch, giao thương hàng hóa nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với không ít thách thức trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng.

Thực tế đã cho thấy, màu xanh trù phú của các cánh rừng nguyên sinh trong Vườn Quốc gia Du Già cùng với các cánh rừng trên địa bàn mới được trồng đang thời kỳ phát triển chỉ có thể được gìn giữ khi nhận thức, chất lượng cuộc sống của đồng bào nơi đây được cải thiện, nâng cao. Cùng sự chung tay, vào cuộc tích cực với các giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương của các cấp, các ngành, thì việc Chính phủ xuất cấp gạo hỗ trợ cho bà con bảo vệ, phát triển rừng đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực nơi địa đầu biên cương Tổ quốc...

Nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng

Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều phong cảnh, sản vật độc đáo, hấp dẫn nhưng cuộc sống của đồng bào nơi cực Bắc của Tổ quốc còn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Là 1/61 huyện nghèo của cả nước được hưởng chương trình Nghị quyết 30a của Chính phủ, Yên Minh cũng là một trong các huyện có nhiều xã nhất (có tới 18 xã) của tỉnh Hà Giang được hỗ trợ theo Quyết định 803/QĐ-TTg ngày 6/6/2107 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ gạo cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại 6 huyện nghèo của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020. Địa hình của huyện phức tạp, độ dốc lớn, độ cao trung bình 1.200 mét so với mặt nước biển. “Đặc sản” của Yên Minh là núi đá, thung lũng. Đất sản xuất nông nghiệp thiếu, phương thức canh tác lạc hậu, ngành nghề phụ không có, bao đời nay cuộc sống của đồng bào các dân tộc Mông, Tày, Dao, Nùng, Giáy... vẫn dựa nhiều vào các sản vật từ rừng, dân số càng tăng, sức ép vào rừng càng lớn.

Yên Minh có diện tích đất rừng trên 27 nghìn ha; trong đó có 18.700 ha rừng phòng hộ; 1.600 ha rừng đặc dụng… Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 35%. Những năm trước đây, Yên Minh từng là điểm nóng về tình trạng khai thác, chặt phá rừng trái phép; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng của người dân chưa cao nên đã dẫn đến một số vụ cháy rừng xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng đốt nương, làm rẫy nhất là vào mùa hanh khô. Tuy nhiên đến nay, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của huyện ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và tạo ra những chuyển biến tích cực. Xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ quan trọng, chính quyền địa phương đã tập trung đẩy mạnh các biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân, phòng ngừa các hành vi vi phạm nhằm làm tốt công tác bảo vệ rừng trên địa bàn.

Gạo chính phủ ấm lòng dân

Thực hiện Quyết định số 571/QĐ-TCDT ngày 28/9/2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN), từ ngày 15/11 đến 15/12/2020, Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú tiến hành xuất cấp 2.324 tấn gạo cho người dân 6 huyện nghèo của tỉnh Hà Giang. Địa bàn phức tạp, số lượng gạo lớn, đối tượng thụ hưởng nhiều, để gạo hỗ trợ của Chính phủ đến được với bà con dân tộc vùng cao, mỗi cán bộ công chức ngành DTNN không quản đường sá xa xôi, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ góp phần đem lại màu xanh bạt ngàn cho vùng biên cương cực bắc Tổ quốc.

Mới đây (19 đến 20/11/2020), đoàn công tác của Tổng cục DTNN do Phó Tổng cục trưởng Phạm Vũ Anh làm Trưởng đoàn cùng các thành viên ở Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Lâm nghiệp... đã về kiểm tra công tác giao nhận gạo tại các xã Đường Thượng, Lũng Hồ, Du Già của Yên Minh. Đoàn đã trực tiếp chứng kiến những nụ cười hồ hởi, sự tin tưởng, phấn khởi của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây khi nhận được gạo hỗ trợ của Chính phủ.

Anh Nguyễn Đình Quý, dân tộc Tày ở thôn Làng Khác A, xã Du Già bộc bạch: “Do cuộc sống khó khăn, thiếu hiểu biết về pháp luật nên những năm trước, dân làng còn có người lên rừng phát nương làm rẫy, phá rừng. Được cán bộ tuyên truyền, vận động, bà con biết làm thế là sai, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chính mình. Cán bộ còn hướng dẫn bà con biết trồng rừng, trồng ngô, cấy lúa, trồng rau màu, chăn nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, đời sống ấm no. Đến nay, bà con lại được nhận gạo hỗ trợ của Chính phủ nên phấn khởi lắm. Dân làng nghe lời cán bộ, tập trung trồng rừng, bảo vệ rừng chứ không phá rừng nữa đâu...”.

Giá trị của mỗi suất gạo hỗ trợ tuy không lớn, nhưng đã thể hiện sự quan tâm chăm lo đời sống người dân của Chính phủ cùng tinh thần trách nhiệm, tình cảm của mỗi cán bộ, công chức làm nhiệm vụ xuất cấp gạo đã khơi dậy tình nghĩa đồng bào, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh, tạo động lực để người dân nơi đây nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế một cách bền vững.

Thực hiện Quyết định số 571/QĐ-TCDT ngày 28/9/2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, từ ngày 15/11 đến 15/12/ 2020, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú tiến hành xuất cấp 2.324 tấn gạo cho người dân 6 huyện nghèo của tỉnh Hà Giang. Địa bàn phức tạp, khối lượng gạo lớn, đối tượng thụ hưởng nhiều, để gạo hỗ trợ của Chính phủ đến được bà con dân tộc vùng cao, mỗi cán bộ công chức ngành Dự trữ nhà nước không quản đường sá xa xôi, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ góp phần đem lại màu xanh bạt ngàn cho vùng biên cương cực bắc Tổ quốc.

Hoàng Thị Thu Thanh

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读