Kế hoạch tăng trưởng ‘dè dặt’ có giúp Vietnam Airlines giữ vững thị phần?ữnglựccảnnàokhiếnVietnamAirlineskhócấtcáxem kq
Hôm nay (7/5), cổ phiếu HVN của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với giá tham chiếu trong ngày đầu tiên là 40.600 đồng/cổ phiếu, biên độ dao động ±20%.
Dự kiến, ngày 10/5, HVN sẽ tiến hành đại hội cổ đông thường niên 2019. Theo kế hoạch, năm nay Vietnam Airlines kỳ vọng doanh thu hợp nhất đạt 112.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2018; lợi nhuận sau thuế đạt 2.680 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% và tổng kinh phí đầu tư đạt hơn 5.400 tỷ đồng.
Phía Vietnam Airlines cho biết, việc đặt kế hoạch “dè dặt” trên do bối cảnh thị trường và các yếu tố đầu vào còn nhiều tiềm ẩn rủi ro. Vì thế, HVN xác định duy trì hoạt động sản xuất với tốc độ tăng trưởng hợp lý, nhằm cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng, thị phần và hiệu quả.
Mở rộng đội bay, Vietnam Airlines ‘vướng’ phải những rủi ro gì?
Năm 2019, Vietnam Airlines dự tính mở mới và điều chỉnh tần suất khai thác trên một số đường bay khu vực thị trường quốc tế như: Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Đông Dương. Trong khi đó, thị trường nội địa mở mới và điều chỉnh tần suất khai thác trên một số đường bay mới tại Hải Phòng, Cần Thơ nhằm giải quyết bài toán tối ưu hóa đội bay và tình trạng quá tải ở các sân bay lớn.
Cùng với đó, Vietnam Airlines dự kiến mua 50 tàu bay thân hẹp, 10 động cơ dự phòng giai đoạn 2021 – 2025. Mức đầu tư dự kiến là 3,8 tỷ USD và lấy từ nguồn vốn chủ sở hữu gần 500 triệu USD, nguồn chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm gần 2 tỷ USD, còn lại gần 1,4 tỷ USD phải đi huy động.