当前位置:首页 > La liga

【nhận định bóng đá nauy】Hành trình chuyển đổi số cần sự đồng hành, chia sẻ của doanh nghiệp

Hải quan Việt Nam khẳng định vị thế trong chuyển đổi số của Hải quan thế giới Hải quan Việt Nam đẩy mạnh hợp tác thực thi pháp luật quốc tế Hải quan Việt Nam tạo động lực mới cho doanh nghiệp phục hồi và bứt phá Hải quan TPHCM cam kết phát triển Hải quan số,ànhtrìnhchuyểnđổisốcầnsựđồnghànhchiasẻcủadoanhnghiệnhận định bóng đá nauy Hải quan thông minh
Hành trình chuyển đổi số cần sự đồng hành, chia sẻ của doanh nghiệp
Đại diện các đơn vị thông tin về quá trình triển khai mô hình chuyển đổi số tại Diễn đàn. Ảnh: T.B

Hải quan- doanh nghiệp cùng đồng hành

Thông tin tại Diễn đàn Hải quan- Doanh nghiệp 2023: “Hải quan Việt Nam: Tạo động lực mới cho doanh nghiệp phục hồi và bứt phá” ngày 6/9, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường cho biết, chuyển đổi số là xu thế thời đại, ngành Hải quan là một trong những cơ quan đi đầu trong ứng dụng công nghệ số vào các quy trình nghiệp vụ. Trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 đặt ra mục tiêu tổng quát đến năm 2030 “Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh”.

Ngành Hải quan đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành Hải quan số, phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành Hải quan thông minh. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang tập trung nguồn lực để thực hiện các mục tiêu này.

Theo lãnh đạo Tổng cục Hải quan, để sự đồng hành Hải quan- Doanh nghiệp ngày càng hiệu quả ngoài nỗ lực của ngành Hải quan, không thể thiếu sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, các hiệp hội, VCCI, hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa và đặc biệt là sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng nhìn nhận, sự tương tác giữa ngành hải quan và doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu trong công tác gác cửa của dòng chảy thương mại để bảo đảm sự thông quan tốt hơn cho hàng hóa của Việt Nam ra thế giới và hàng hóa phục vụ sản xuất được nhập khẩu về Việt Nam.

Sự tương tác này là yếu tố tích cực trong nhận thức cũng như tạo được tính đồng thuận cao, tạo ra sự tự nguyện trong việc tuân thủ các pháp luật liên quan đến hải quan nói riêng và các pháp luật khác nói chung trong một văn hóa tương tác hiện đại, cởi mở.

Để triển khai mô hình chuyển đổi số, ở góc độ xây dựng thể chế chính sách, ông Đào Duy Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết: “Trong quá trình rà soát các bài toán nghiệp vụ, đưa ra các yêu cầu, chức năng của hệ thống, chúng tôi đã xác định các nhiệm vụ về hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật để phục vụ triển khai mô hình hải quan số, hải quan thông minh. Thời gian tới, cơ sở pháp lý quan trọng đầu tiên cần tiếp tục hoàn thiện là Luật Hải quan để tạo tiền đề cho việc xây dựng, sửa đổi các văn bản hướng dẫn thi hành luật”.

Trong quá trình rà soát Luật Hải quan, cơ quan Hải quan cũng nghiên cứu để đảm bảo thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm nghị định, thông tư đã nằm trong Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2025 bao gồm: 3 Nghị định; 11 thông tư, cũng như rà soát lại quy trình thủ tục nghiệp vụ hải quan để đảm bảo có hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ.

Ông Đào Duy Tám cho biết thêm, hiện Tổng cục Hải quan đang được giao phối hợp Cục Hải quan Lạng Sơn và các đơn vị liên quan xây dựng cửa khẩu thông minh giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mô hình này thực hiện giao nhận hàng hóa xuyên biên giới 24/7. Mô hình cửa khẩu thông minh được kì vọng sẽ là giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy thông quan hàng hóa qua biên giới, góp phần phát triển kinh tế xã hội của cả Việt Nam và Trung Quốc.

Sẽ số hóa toàn bộ hồ sơ

Ở góc độ công nghệ thông tin, ông Lê Đức Thành, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan nhấn mạnh chuyển đổi số cũng là quá trình hiện đại hóa. Tất cả các quá trình hiện đại hóa đều trải qua các bước cơ bản. Bước đầu tiên Hải quan hướng tới là thực hiện số hóa toàn bộ hồ sơ.

“Hiện nay thủ tục hải quan cơ bản đã được số hóa, tuy nhiên còn một số loại giấy tờ chưa được số hóa như: giấy phép được gửi tới cơ quan Hải quan dưới dạng bản scan, C/O một số nước gửi dưới dạng bản scan. Các bản scan không giúp cơ quan Hải quan nhiều trong tự động hóa đánh giá. Việc này ảnh hưởng lớn đến mong muốn của cơ quan Hải quan là giảm sâu tờ khai vàng. Do đó, phải tự động hóa được thì mới giảm tỉ lệ luồng Vàng”, ông Lê Đức Thành thông tin và cho biết thêm: trên cơ sở quản lý định danh gồm: định danh đối tượng xuất nhập khẩu, hàng hóa xuất nhập khẩu và số hóa hồ sơ, cơ quan Hải quan đang tái thiết hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ hải quan để có thể hoạt động trên môi trường số. Sau đó sẽ đến bước xây dựng toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin để có thể thực hiện được quy trình sau khi được tái thiết kế.

Lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan cho biết, dự kiến hệ thống công nghệ thông tin của ngành Hải quan gồm khoảng 15.000 chức năng khác nhau. Bên cạnh đó, hệ thống sau khi tái thiết kế phải có tính kết nối rất rộng với các bên liên quan, cùng với đó là tính phức tạp, yêu cầu cao về online, bảo mật.

“Với một hệ thống lớn như vật không thể một ngày có thể thay đổi toàn diện ngay được, cơ quan Hải quan đang từng bước thực thi quá trình chuyển đổi này. Do đó cần sự hỗ trợ, phối hợp của cộng đồng doanh nghiệp”, ông Lê Đức Thành chia sẻ.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Son Won Sik, đại diện Korcham cho biết, thời gian vừa qua, trong tình hình khó khăn do tác động của dịch Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp đã chứng kiến những nỗ lực cải cách của cơ quan Hải quan trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hoạt động kinh doanh. Qua đó đã góp phần giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc đẩy nhanh quá trình thực hiện thủ tục hành chính, tối ưu hóa thời gian và chu trình vận hành.

“Điển hình như chủ trương hiện đại hóa hải quan thông qua hệ thống điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin phát triển hệ thống hải quan thông minh, ban hành chính sách quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa… đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu được thông suốt, không để gián đoạn chuỗi cung ứng”, ông Son Won Sik cho biết.

分享到: