发布时间:2025-01-11 11:07:47 来源:Empire777 作者:La liga
Do nhà ở tận Nam Đông,ỉmộtngườisửdụbảng xép hạng c1 thầy Mai Thanh Hải đành trú tạm trong căn phòng cuối nhà công vụ, với điều kiện rất thiếu thốn
Không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến cảnh các thầy cô giáo Trường tiểu học – trung học cơ sở (TH - THCS) Hương Nguyên phải tận dụng một phòng nhỏ để sinh hoạt sau những giờ đứng lớp. Căn phòng chừng 6m2, bàn ghế được xếp lại làm chỗ ăn nghỉ. Thức ăn, cơm hộp các thầy cô bới theo chủ yếu là đồ khô. Buổi trưa chỉ trong chớp nhoáng cho qua bữa.
Thầy giáo Hồ Đăng Sơn, giáo viên chủ nhiệm lớp 5, tâm sự: Vừa giảng dạy vừa làm công tác chủ nhiệm, kể cả hoạt động ngoài giờ nên mờ sáng phải đến trường, tối mịt mới về đến nhà suốt 6 ngày trong tuần như vậy, do nhà ở tận xã Quảng Vinh (Quảng Điền) cách trường gần 60km.
Cùng chung hoàn cảnh, cô Nguyễn Thị Thùy Vân, giáo viên mỹ thuật, nhà ở thị xã Hương Thủy cách trường hơn 55km phải lên về công tác trong ngày suốt 17 năm nay. Nhiều giáo viên khác ở xa, như thầy giáo Trần Vinh, dạy môn văn, nhà ở tận Phú Lộc, được nhà trường tạo điều kiện sắp xếp giảng dạy 3 ngày trong tuần; tuy nhiên, cùng các hoạt động ngoài giờ, nên thầy cũng như đa số các giáo viên gặp không ít khó khăn do điều kiện cách trở.
Tiếp khách dưới xuôi sau bữa cơm trưa mang theo, thầy giáo Lê Văn Bôn, Phó Hiệu trưởng, nở nụ cười ấm áp khi nhìn học trò đang chơi phía ngoài sân, nhưng trong sâu thẳm đôi mắt thầy nhiều điều trăn trở: “Trường có 22 cán bộ, giáo viên thì chỉ có 2 người ở thị trấn A Lưới, còn lại đều ở xa như Phú Lộc, Quảng Điền, Hương Thủy và TP. Huế. Từ trường ngược lên thị trấn A Lưới phải vượt qua 2 đèo Tà Lương và A Co cách hơn 30km, ngược về Huế phải qua đèo Kim Quy cách gần 50km. Trước đây, ngành giáo dục đào tạo đã đầu tư xây dựng dãy nhà công vụ 5 - 6 phòng đặt tại xã Hồng Hạ dành cho giáo viên 2 địa bàn Hồng Hạ và Hương Nguyên. Do địa điểm từ Trường TH - THCS Hương Nguyên ngược lên Hồng Hạ phải vượt qua đèo Tà Lương rất cách trở, vả lại vị trí nhà công vụ cách xa trung tâm xã, cách xa chợ và hàng quán phục vụ ăn uống nên không phát huy hiệu quả sử dụng. Các giáo viên đành ở lại trường”.
Ghé vào Trường TH - THCS Hồng Hạ đúng giữa trưa. Những chiếc ghế ở phòng họp của giáo viên được nối lại làm chỗ ngả lưng. Cô Nguyễn Thị Hạnh, giáo viên Trường TH – THCS Hồng Hạ cho biết: “Toàn trường có 25 cán bộ, giáo viên thì có đến 19 giáo viên ở Huế, Quảng Điền, Nam Đông… Do điều kiện nhà công vụ xuống cấp, thiếu thốn điện, nước, xa trung tâm nên không thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho các giáo viên, chúng tôi phải tá túc tại trường. Hiện, dãy nhà công vụ đang bỏ hoang, chỉ có một giáo viên nhà ở huyện Nam Đông không thể đi về trong ngày, đành phải sử dụng phòng cuối dãy nhà làm chỗ trú tạm”.
Quá trưa, dãy nhà công vụ giáo viên ở xã Hồng Hạ với 8 phòng vắng tanh, dãy nhà bỏ hoang lâu ngày đã loang lổ, hoen gỉ, xuống cấp, ô kính nhiều cửa phòng vỡ ra từng mảnh. Chỉ duy nhất phòng cuối dãy nhà đang mở cửa. Thầy giáo Mai Thanh Hải, Trường TH – THCS Hồng Hạ, tiếp chuyện: Do điều kiện nhà ở tận Nam Đông đến đây quá xa nên 2 tuần mình mới về một lần. Điệu kiện sinh hoạt ở đây rất khó khăn, đồ ăn, thức uống phải đi mua rất xa, điện, nước sinh hoạt đều nhờ vào nhà dân, nhưng cũng chỉ đủ thắp sáng bóng đèn và nấu nồi cơm điện nhỏ, dùng bình siêu tốc là chập điện ngay. Ở đây, một mình lâu ngày cũng thành quen.
Toàn huyện A Lưới có 49 trường thuộc các cấp học mầm non, TH, THCS và có gần 60 điểm trường tại các thôn, bản. Cơ sở vật chất cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu dạy học cho học sinh. Tuy nhiên, nhà ở công vụ cho giáo viên tại các điểm trường vẫn còn thiếu thốn, bất cập, nhất là ở 2 xã Hồng Hạ và Hương Nguyên. |
Nhu cầu nhà công vụ đáp ứng điều kiện sinh hoạt cho giáo viên trên địa bàn huyện miền núi A Lưới vẫn còn là vấn đề đặt ra. Mấy năm qua, UBND huyện A Lưới đã huy động nhiều nguồn lực, chỉ đạo ngành chức năng tập trung kiểm tra, rà soát, sửa chữa các công trình bị hư hỏng, xây dựng thêm nhiều phòng học và nhà công vụ giáo viên bằng nguồn vốn của các chương trình, dự án khác nhau và vốn xã hội hóa. Tuy nhiên đến nay, số lượng phòng công vụ đáp ứng nhu cầu cho giáo viên vẫn là con số đáng quan tâm.
Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, mặc dù tỉnh và huyện cùng với ngành chức năng đã có nhiều nỗ lực trong việc đảm bảo cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó có nhà công vụ giáo viên. Đa số giáo viên cơ bản đã có chỗ ở để yên tâm dạy học. Tuy nhiên, nhiều điểm trường vùng sâu, vùng xa, chỗ ở cho giáo viên vẫn còn nhiều bất cập nên không phát huy hiệu quả sử dụng.
Các giáo viên huyện A Lưới hầu hết đều ở những địa bàn xa nhà trường, từ dưới xuôi lên công tác, có những điểm trường phải đi gần 4 tiếng đồng hồ mới đến nơi, nên phần lớn các thầy, cô giáo phải lưu trú thường xuyên để đảm bảo công tác giảng dạy. Các thầy cô ở đây không thể yên tâm khi mùa mưa bão về, nhất là các giáo viên trẻ, giáo viên vùng thuận lợi khi được điều động tăng cường về công tác tại các điểm trường như thế.
Thầy Trần Duy Nguyên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện A Lưới chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn các cấp, các ngành quan tâm nhiều hơn đến đời sống của cán bộ, giáo viên ở A Lưới bằng việc sớm giải quyết nhu cầu nhà công vụ cho giáo viên ở Hương Nguyên hiện nay, để các thầy cô yên tâm cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục miền núi...”.
Bài, ảnh: Bá Trí
相关文章
随便看看