发布时间:2025-01-11 11:17:22 来源:Empire777 作者:World Cup
6 văn bản “nóng”
Theo phản ánh của DN, những nội dung quản lý chuyên ngành thuộc lĩnh vực do Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gặp vướng khá nhiều. Trong đó, vướng mắc xuất phát từ những bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật. Để giúp các bộ nhận định đúng vấn đề cần giải quyết, Bộ Tài chính đã đề nghị hướng tháo gỡ đối với từng văn bản pháp luật.
Trong đó, Bộ Công Thương “nóng” ở 3 Thông tư: Thông tư 32/2009/TT-BCT quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may; Thông tư liên tịch 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép XK; Thông tư 40/2011/TT-BCT quy định về khai báo hóa chất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm giải quyết vướng mắc tại các Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT về Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi NK vào Việt Nam; Quyết định 45/2005/QĐ-BNN về ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch; Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón. Ví dụ, thủ tục kiểm tra, giám định hàm lượng formaldehyt, amin thơm đối với sản phẩm dệt may thường quá dài do yêu cầu của từng quy trình kiểm định, thông thường là 15 ngày. Ngoài ra, DN còn phải chịu các chi phí phát sinh có liên quan, khoảng 3 đến 5 triệu đồng/lô hàng. Thủ tục kiểm tra chất lượng, lấy mẫu mặt hàng thép theo quy định tại Thông tư liên tịch 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN quá nhiều, cũng như chi phí phát sinh cao. Có những lô hàng tàu biển đã được đăng kiểm tại nước XK nhưng khi NK về Việt Nam vẫn phải lấy mẫu kiểm tra, giám định-chi phí thông thường từ 5 đến 7 triệu đồng/mẫu; hoặc những loại thép hình có kích thước phi từ 500 mm đến 600 mm, thép đóng tàu nhưng việc lấy mẫu giám định kiến cho giá trị thương mại giảm đi rất nhiều.
Có những quy định được coi là không cần thiết trong quản lý mặt hàng như thủ tục cấp giấy khai báo hóa chất mặt hàng “hạt chống ẩm”. DN phản ánh hạt chống ẩm được nhập về để đóng gói hàng may mặc trong hợp đồng gia công XK, nhưng hiện nay DN vẫn phải có giấy phép NK hóa chất của Bộ Công Thương. Thủ tục này thực sự gây mấy thời gian và tốn chi phí cho DN, trong khi hạt chống ẩm được bán rất nhiều trên thị trường.
Những quy định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cũng khiến DN “khổ sở” rất nhiều. Trong đó, quy định kiểm dịch thực vật mặt hàng bông theo quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT khiến DN mất nhiều thời gian để được thông quan hàng hóa, thông thường là 10 ngày, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, giao hàng cho đối tác. Trong đó, thời gian từ khi gửi công văn đăng ký kiểm dịch đến khi có Giấy chứng nhận kiểm dịch là 7 ngày; thời gian đăng ký kiểm dịch, hun trùng tại cửa khẩu là 2 ngày. DN NK mặt hàng lông vũ/lông cáo/lông gấu đã qua xử lý có chứng nhận kiểm dịch động vật và C/O từ nước XK. Tuy nhiên, khi NK về Việt Nam, thời gian để DN thực hiện thủ tục đăng ký kiểm dịch, hun trùng đến khi có kết quả chứng nhận để cơ quan Hải quan thông quan rất dài, thông thường là 15 đến 20 ngày. Bên cạnh đó, DN phải chịu các chi phí liên quan đến lưu kho, bãi rất cao, thường là từ 15 đến 20 triệu đồng cho một lô hàng 2 đến 3 container.
Mặt hàng phân bón NK cũng gặp vướng từ những quy định về kiểm tra chuyên ngành. DN NK mặt hàng này thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phải thực hiện công bố hợp chuẩn, hợp quy. Tuy nhiên, đối với một mặt hàng phân bón thuộc cùng một hợp đồng, cùng một đối tác nhưng DN NK nhiều lần thì mỗi lần NK, DN đều phải thực hiện công bố hợp chuẩn, hợp quy. DN kiến nghị xem xét lại quy định này để giảm thiểu công tác kiểm tra chuyên ngành, giảm thời gian thông quan, chi phí cho DN.
Định hướng giảm thủ tục, kiểm tra
Đối với các vấn đề tồn tại ở các Thông tư, Quyết định trên, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 32/2009/TT-BCT theo hướng miễn, giảm kiểm tra đối với hàng hóa của DN thường xuyên NK có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu; miễn kiểm tra đối với các sản phẩm NK từ các khu vực có tiêu chuẩn chất lượng cao hơn Việt Nam; giảm danh mục hàng hóa phải thực hiện kiểm tra căn cứ trên tỷ lệ phát hiện vi phạm trong thời gian thực hiện Thông tư. Thông tư 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN sửa đổi theo hướng giảm Danh mục mặt hàng theo phải kiểm tra chất lượng, giám định; miễn kiểm tra các mặt hàng thép đã có chứng chỉ giám định chất lượng tại nước XK. Đối với Thông tư 40/2011/TT-BCT Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi theo hướng loại trừ mặt hàng “hạt chống ẩm” NK theo loại hình gia công xuất khẩu và SXXK ra khỏi các trường hợp phải khai báo hóa chất khi NK. Đồng thời, đề nghị Bộ Công Thương xem xét, có ý kiến đối với trường hợp DN chế xuất mua bán hàng hóa với DN nội địa. Theo quy định, việc mua bán hàng hóa giữa DN chế xuất và DN trong nội địa là hoạt động XK, NK; tuy nhiên, về bản chất hàng hóa vẫn di chuyển trong lãnh thổ Việt Nam. Do vậy, Bộ Tài chính kiến nghị đối với trường hợp mua bán hàng hóa giữa DN chế xuất và DN nội địa sẽ không phải thực hiện khai báo hóa chất.
Trong lĩnh vực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, Bộ Tài chính đề nghị sửa Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT theo hướng giải quyết vướng mắc của DN, cụ thể đối với hàng hóa NK thuộc cùng một hợp đồng của cùng một đối tác nhưng DN NK nhiều lần thì DN chỉ thực hiện công bố hợp chuẩn, hợp quy lần đầu, các lần NK tiếp theo được sử dụng kết quả công bố hợp chuẩn, hợp quy của lần NK đầu tiên. Đối với các nội dung về kiểm dịch thực vật, động vật quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT và Quyết định 45/2005/QĐ-BNN, Bộ Tài chính đề nghị quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật thời gian thực hiện kiểm dịch, hun trùng theo hướng giảm; góp phần giảm thời gian thông quan hàng hóa của DN.
相关文章
随便看看