Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Hiệp định vận tải Việt - Trung) ký ngày 22/11/1994 và Nghị định thư sửa đổi ký ngày 11/10/2011.
Theíđiểmthựchiệnđạilýgiámsáthảnhan dinh arsenalo dự thảo thông tư, doanh nghiệp (DN) Trung Quốc có phương tiện vận tải đường bộ (xe ô tô chở hàng, xe rơ moóc, xe đầu kéo, xe sơ mi rơ moóc) khi vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (XNK), quá cảnh trong lãnh thổ Việt Nam, theo quy định hiệp định, phải thông báo, đăng ký hoạt động và thực hiện chế độ ký quỹ, giám sát đối với phương tiện vận tải đường bộ và hàng hóa chuyên chở, thông qua Đại lý giám sát hải quan.
Đại lý giám sát hải quan là DN Việt Nam, đáp ứng được các điều kiện quy định và được cấp phép.
Đại lý là đầu mối và chịu trách nhiệm đối với hoạt động vận tải đường bộ về phương tiện vận tải đường bộ và hàng hóa chuyên chở của DN vận tải Trung Quốc, khi lưu thông và vận chuyển hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
DN vận tải Trung Quốc phải ký quỹ 2 tỷ đồng
DN là Đại lý giám sát hải quan phải ký hợp đồng với DN Trung Quốc có phương tiện vận tải thực hiện vận chuyển hàng hóa XNK, quá cảnh trong lãnh thổ Việt Nam, để trở thành Đại lý giám sát hải quan của DN vận tải Trung Quốc.
Nhằm đảm bảo việc hoạt động đúng quy định của pháp luật Việt Nam đối với phương tiện vận tải đường bộ vận chuyển hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam, đảm bảo tính nguyên trạng của hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, DN vận tải Trung Quốc nộp tiền ký quỹ tại ngân hàng thương mại do Đại lý giám sát hải quan chỉ định. Người thụ hưởng là Đại lý giám sát hải quan.
Số tiền ký quỹ là 2 tỷ đồng Việt Nam, áp dụng cho một DN vận tải Trung Quốc, không giới hạn số lượng phương tiện vận chuyển hàng hóa. Kết thúc thời hạn ký quỹ, khi có yêu cầu của DN Trung Quốc, nếu không phát sinh chi phí phải thanh toán từ số tiền ký quỹ, Đại lý giám sát hải quan chịu trách nhiệm hoàn trả số tiền ký quỹ, với lãi suất do ngân hàng thương mại công bố.
Đại lý giám sát hải quan phải thực hiện báo cáo Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an), Tổng cục đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải), định kỳ vào tuần đầu tiên tháng 12 hàng năm hoặc theo yêu đột xuất của các cơ quan quản lý.
Nội dung báo cáo: Số lượng xe ô tô Trung Quốc ra, vào biên giới Việt Nam theo kỳ báo cáo; Địa điểm và hình thức khai báo thủ tục hải quan cho những lô hàng XNK, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; Các vi phạm nếu có.
Đại lý hải quan phải kịp thời thông báo với cục hải quan tỉnh biên giới (nơi cấp phép) các vi phạm của DN vận tải Trung Quốc. Trường hợp nếu thấy DN vận tải Trung Quốc có vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật Việt Nam, trong quá trình thực hiện vận chuyển hàng hóa XNK, quá cảnh trong lãnh thổ Việt Nam, Đại lý giám sát hải quan có văn bản nêu rõ hành vi vi phạm và đề nghị cục hải quan nơi cấp phép đình chỉ hoặc tạm dừng không tiếp tục cấp sổ hải quan giám sát phương tiện cho DN Trung Quốc vi phạm.
Trên cơ sở nội dung đề nghị của Đại lý giám sát hải quan, cục hải quan xem xét, tiến hành xác minh nội dung báo cáo, nếu thấy phù hợp thì có văn bản thông báo cho DN Trung Quốc và Đại lý giám sát hải quan kết quả, lý do đình chỉ hoặc tạm dừng việc cấp phép, tiến hành xử lý vi phạm hoặc thu hồi giấy phép đã được cấp theo quy định.
Thủ tục đăng ký, quản lý phương tiện và hàng hóa
Trước khi DN vận tải Trung Quốc thực hiện vận chuyển hàng hóa XNK, quá cảnh trong lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện thủ tục đăng ký Sổ hải quan giám sát phương tiện và Giấy chứng nhận điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa thông qua Đại lý giám sát Hải quan, tại trụ sở cục hải quan tỉnh biên giới- nơi phương tiện vận tải đường bộ Trung Quốc sẽ nhập cảnh.
DN Trung Quốc nộp bộ hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký Sổ hải quan giám sát phương tiện và Giấy chứng nhận điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa thuộc diện giám sát hải quan, cho cơ quan hải quan.
Cục hải quan tỉnh biên giới (nơi phương tiện vận tải đường bộ Trung Quốc nhập cảnh) sau khi tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu và xác định tính hợp lệ của các chứng từ theo quy định thì cấp Sổ hải quan giám sát phương tiện (theo mẫu) và Giấy chứng nhận điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa thuộc diện giám sát hải quan (theo mẫu) cho DN.
Khi phương tiện và hàng hóa đã nhập khẩu, nhập cảnh vào Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan chức năng. Nguyên tắc quản lý: Phương tiện vận tải Trung Quốc chỉ được vận chuyển trên tuyến đường, theo quy định tại Hiệp định Vận tải Việt - Trung, giao nhận hàng hóa và làm thủ tục hải quan tại các địa điểm có tổ chức hải quan.
Vũ Long