Tự tạo chuỗi giá trị
Trong một diễn đàn xúc tiến thương mại với thị trường Séc,úctiếnthươngmạitheolốiriêlich bong đa c1 trao đổi với phóng viên, ông Đào Trọng Liên-Giám đốc Công ty DTSoft, một DN phần mềm đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về xúc tiến thương mại: “Tự DN đi xúc tiến sẽ theo đúng lộ trình, kế hoạch của mình về thời gian, địa điểm so với đi theo đoàn”. Vậy nên dù cũng đến tham gia diễn đàn tìm kiếm cơ hội giao thương tại thị trường Séc nhưng ông Liên cho biết, DN sẽ tự thực hiện một chuyến đi tìm hiểu thị trường tại Séc vào tháng 6, đồng thời với một đoàn xúc tiến thương mại của một cơ quan Nhà nước.
Nhiều cách tự tìm kiếm cơ hội giao thương khác cũng được lãnh đạo một số DN chia sẻ. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) lại “bật mí” một cách rất riêng của DN. Đó là trong các chuyến tìm hiểu thị trường các nước, đoàn xúc tiến thương mại của DN này thường tìm đến các cơ quan ngoại giao của Việt Nam như thương vụ, đại sứ quán, tổng lãnh sự quán và nhờ sự hỗ trợ của các đơn vị này.
Điều đặc biệt là, không như các DN khác chỉ đến làm việc với tham tán, đại sứ một, hai lần mà Hapro còn ngỏ ý muốn được hỗ trợ về chỗ ở, vừa tiết kiệm được một khoản chi phí vừa có một quỹ thời gian rất lớn để trao đổi công việc, tiếp cận nhanh nhất thông tin giao thương mới. Hapro cũng cho rằng một trong những cách xúc tiến thương mại nhanh, rẻ và hiệu quả còn là thông qua cộng đồng người Việt vì cộng đồng này hoạt động kinh doanh ở nhiều nước.
Thay vì tìm kiếm thông tin trải rộng trên địa bàn một quốc gia, nhiều DN đã khéo léo lựa chọn một vùng, một địa phương để tập trung tìm hiểu thị trường cũng như tiếp cận các thương gia nước bạn. C.T Group là một trong những DN đã chọn phương thức này. DN đã xác định thị trường Osaka (Nhật Bản) là một mảnh đất nhiều tiềm năng đối với các thế mạnh của C.T Group.
Không chỉ tìm kiếm cơ hội cho riêng mình, C.T Group còn có chiến lược dài hạn hơn là tạo lập một “cụm” DN Việt Nam tại vùng Osaka. Với mục tiêu này, bà Hồ Thị Minh Nguyệt, Giám đốc Đối ngoại C.T Group cho biết, C.T Group với vai trò trưởng đoàn đã dẫn đầu đoàn DN TP.HCM thăm, làm việc và tổ chức một diễn đàn hợp tác đầu tư để giới thiệu các cơ hội đầu tư giữa DN Osaka và TP.HCM tại Osaka. Diễn đàn này đã mang lại nhiều cơ hội hợp tác cho DN Việt Nam.
Xúc tiến thương mại tại chỗ
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cũng là một trong những DN thời gian qua đã thực hiện khá tốt việc xúc tiến thương mại của mình. Không chỉ là “điểm nhấn” xúc tiến với thị trường Hoa Kỳ dạo cuối năm ngoái, từ năm 2010 đến nay, PVN đã tổ chức thành công các chương trình xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia. Theo Phó Tổng giám đốc Nguyễn Quốc Thập, thời gian tới PVN sẽ tổ chức chương trình xúc tiến đầu tư tại một số thị trường tiềm năng tại châu Âu. “Tuy nhiên, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không muốn đi một mình trong hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài mà mong muốn các tập đoàn kinh tế khác cũng đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài để cùng tạo thành chuỗi các giá trị”, ông Nguyễn Quốc Thập chia sẻ.
Không chỉ thu hút sự quan tâm nhà đầu tư nước ngoài thông qua các chương trình xúc tiến đầu tư trực tiếp ở một số nước mà một số DN đã chủ động tận dụng cơ hội để tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư tại chỗ. Khi DN thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ tiềm năng đến Việt Nam, DN đã chủ động tiếp cận và mời DN đến tham gia, tìm hiểu hoạt động tại các cơ sở, nhà máy.
Theo các DN, cách xúc tiến thương mại truyền thống như đưa DN tham dự hội chợ, triển lãm ở nước ngoài đến nay đã cho thấy hiệu quả không cao. Thay vào đó, DN có thể tự làm đề án xúc tiến thương mại cho mình và Bộ Công Thương hỗ trợ hoặc cho DN nhằm thực hiện đề án trong thời hạn 1-2 năm. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của DTSoft, các DN nên hợp sức mua thông tin từ các hãng nghiên cứu thị trường uy tín của nước ngoài để thực hiện công đoạn nghiên cứu thị trường một cách chuyên nghiệp. Có như vậy, xúc tiến thương mại mới đạt hiệu quả cao nhất.
An Tư