搜索

【kèo u23】TP.HCM cho thử nghiệm có kiểm soát phương tiện bay không người lái, xe tự hành

发表于 2025-01-26 07:44:31 来源:Empire777

Sáng 14/11,ửnghiệmcókiểmsoátphươngtiệnbaykhôngngườiláixetựhàkèo u23 HĐND TP.HCM đã thông qua Nghị quyết quy định các tiêu chí, lĩnh vực, nội dung hỗ trợ thử nghiệm có kiểm soát giải pháp công nghệ mới trong phạm vi khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung.

Nghị quyết của Thành phố sẽ áp dụng cho các giải pháp công nghệ liên quan đến phương tiện bay không người lái, xe tự hành.

Đối với phương tiện bay không người lái tham gia thử nghiệm, Thành phố đưa ra một số tính năng, thông số kỹ thuật cần đáp ứng. Trong đó, trọng lượng cất cánh tối đa của phương tiện là 70 kg, tốc độ bay tối đa 100 km/h. Việc thử nghiệm thực hiện từ 7 giờ đến 17 giờ. Độ cao bay tối đa dưới 200 m….

Còn xe tự hành tham gia thử nghiệm có tốc độ tối đa 20 km/h, điều khiển từ xa của phương tiện cần hiển thị các thông tin hành trình như chế độ, thời gian, điện áp pin, vệ tinh, tốc độ di chuyển. Khung giờ được thử nghiệm tương tự với phương tiện bay không người lái.

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát máy bay không người lái, xe tự hành tại TP.HCM sẽ có hiệu lực từ ngày 24/11. Ảnh: Trọng Tín

Vị trí thử nghiệm phương tiện bay không người lái là Khu Công nghệ cao, đối với xe tự hành là Khu Công nghệ cao và Khu Công viên phần mềm Quang Trung. Vị trí thử nghiệm phải có hàng rào bảo vệ, hệ thống giám sát, cơ sở hạ tầng liên lạc, hệ thống an toàn và thiết bị cứu hộ.

Tổ chức tham gia thử nghiệm phải đáp ứng các điều kiện về nguồn lực kỹ thuật, nhân lực, tài chínhnhằm bảo đảm việc thử nghiệm và kiểm soát quá trình, môi trường thử nghiệm. Giải pháp công nghệ mới liên quan đến phương tiện bay không người lái và xe tự hành được lựa chọn để hỗ trợ thử nghiệm phải có tính khả thi, có khả năng triển khai và áp dụng thực tiễn, đảm bảo hiệu quả kinh tếvà kỹ thuật.

Phương tiện bay không người lái và xe tự hành cần có tính ứng dụng trong lĩnh vực an ninh, trật tự; cứu nạn, cứu hộ; phòng cháy, chữa cháy; logistic, vận tải hành khách; nông nghiệp công nghệ cao; môi trường; nghệ thuật.

Các tổ chức tham gia thử nghiệm có kiểm soát được sử dụng mặt bằng, cơ sở hạ tầng phù hợp tại các khu vực đã quy định. Đồng thời, việc thử nghiệm được miễn các giấy phép thuộc thẩm quyền Thành phố, được đăng ký bảo hộ với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu.

Ngân sách thành phố và các nguồn chi hợp pháp khác sẽ đầu tưcơ sở vật chất gồm hàng rào bảo vệ, hệ thống giám sát, cơ sở hạ tầng liên lạc, hệ thống kiểm soát, hệ thống an toàn và thiết bị cứu hộ.

Thành phố dự kiến chi khoảng 5,76 tỷ đồng để thực hiện các chính sách về hỗ trợ thử nghiệm có kiểm soát giải pháp công nghệ mới. Trong đó, 4,8 tỷ đồng sử dụng để thực hiện các hạng mục phục vụ thử nghiệm tại Khu Công viên phần mềm Quang Trung, kinh phí còn lại được chi cho việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá kết quả thử nghiệm, hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu.

Trước khi thông qua, nhiều đại biểu đặt vấn đề việc nguồn chi để hỗ trợ thử nghiệm hay có nên đưa ra các thông số quá chi tiết đối với các thiết bị để tránh việc phải sửa đổi chính sách sau này?

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, việc thí điểm có kiểm soát là nội dung mà Thành phố đã nhìn ra và xin cơ chế, chính sách đặc thù được thông qua tại Nghị quyết 98. Theo ông Mãi, đã thí điểm có kiểm soát thì chúng ta chưa thể hình dung được hết, do vậy cần đặt ra giới hạn để kiểm soát.

“Tại phiên họp của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh tinh thần lấy khoa học, công nghệ làm nền tảng, làm động lực cho đổi mới tăng trưởng”, ông nói, đồng thời nhìn nhận Thành phố phải là nơi đi trước, thí điểm nhiều chính sách mới để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Muốn như vậy thì TP.HCM cần có đầu tư, chấp nhận rủi ro cho khoa học công nghệ.

Sau khi lãnh đạo Thành phố giải trình, làm rõ các vấn đề, HĐND thành phố đã thống nhất thông qua nghị quyết trên. Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát tại TP.HCM sẽ có hiệu lực từ ngày 24/11.

Hoàn chỉnh pháp lý nếu thử nghiệm có hiệu quả

Theo UBND TP.HCM, đổi mới sáng tạo luôn là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Tại Thành phố, nhiều doanh nghiệp đã có những bước tiến đáng kể trong việc chuyển đổi ý tưởng thành sản phẩm.

Công ty Cổ phần Real-time Robotics (RtR) thuộc Khu Công nghệ cao TP.HCM với sản phẩm máy bay không người lái HERA là một ví dụ điển hình. Thành công này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng biến ý tưởng sáng tạo thành sản phẩm thương mại có giá trị, góp phần khẳng định vị thế của Thành phố là một trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp đã gặp một số khó khăn trong quá trình thử nghiệm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Đối với việc thử nghiệm sản phẩm HERA, doanh nghiệp đã phải thực hiện qua nhiều giai đoạn.

Đầu tiên là thử nghiệm bay từ độ cao 100 m trở xuống, đường kính bay dưới 200 m. Công ty xin giấy phép bay của Cục Tác chiến (thuộc Bộ Tổng Tham mưu - Bộ Quốc phòng) để bay thử nghiệm tại không gian của Công ty tại Lô I-4b-4.2, Đường N3, Khu Công nghệ cao TP.HCM.

Lần thứ hai là thử nghiệm bay tầm cao 500 m, quãng đường bay 15 km: công ty xin giấy phép bay của Cục Tác chiến để bay thử nghiệm tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Tổng chi phí trung bình để bay thử nghiệm trong vòng 10 ngày tại Cần Giờ khoảng 150 triệu đồng.

Lần thứ ba là thử nghiệm các thông số kỹ thuật bay tại SACRC Lou Haynie Memorial Field, Union City, California, Mỹ. tổng chi phí trung bình cho 10 ngày bay thử nghiệm khoảng 300 triệu đồng.

Với thực tiễn này, TP.HCM rất cần có một chính sách hỗ trợ thử nghiệm các giải pháp công nghệ mới, tạo môi trường thử nghiệm và hoàn chỉnh pháp lý nếu thử nghiệm có hiệu quả.
随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kèo u23】TP.HCM cho thử nghiệm có kiểm soát phương tiện bay không người lái, xe tự hành,Empire777   sitemap

回顶部