【atletico huila vs】Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau): "Cái áo thể chế đã quá chật hẹp"

  发布时间:2025-01-25 11:27:24   作者:玩站小弟   我要评论
Đổi mới toàn diện thể chế, thay vì vá víu một cách ngắn hạnQuan tâm đến “cởi trói” về mặt thể chế, g atletico huila vs。

Đổi mới toàn diện thể chế,ĐạibiểuLêThanhVânCàMauCáiáothểchếđãquáchậthẹatletico huila vs thay vì vá víu một cách ngắn hạn

Quan tâm đến “cởi trói” về mặt thể chế, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội đã góp ý về vấn đề này.

Một số đại biểu bấm nút tranh luận liên quan đến việc chồng chéo, tháo gỡ về mặt thể chế, coi đây là 1 trong 3 mũi nhọn đột phá.

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau):
Đại biểu Lê Thanh Vân: Cần có các biện pháp mạnh mẽ trong cải cách thể chế.

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho rằng, cần có các biện pháp mạnh mẽ trong cải cách thể chế. Chúng ta cần coi thể chế như một nguồn lực, sớm thành lập ban chỉ đạo trung ương về cải cách thể chế, coi đây là một điểm đột phá quan trọng, đặc biệt quan tâm 3 nhóm thể chế về kinh tế: xác lập bình đẳng trong phân phối nguồn lực xã hội không kể công và tư; bảo vệ chế độ hợp đồng, bảo vệ tài sản; giải quyết tốt quan hệ nhà nước – thị trường.

“Việc các địa phương xin cơ chế đặc thù cho thấy cái áo thể chế của chúng ta đã quá chật hẹp, cần rà soát đồng bộ để có đổi mới toàn diện thay vì vá víu một cách ngắn hạn” - đại biểu Lê Thanh Vân thẳng thắn bình luận.

Đại biểu cũng cho rằng cần tiếp cận, làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến, tập trung vào 3 ngành mũi nhọn: khoa học dữ liệu, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường. Sử dụng hiệu quả đồng vốn để giải quyết các vấn đề khúc mắc, giảm chi thường xuyên để chi cho đầu tư, phát triển, dùng toàn bộ tăng thu của các năm để tăng chi hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

Đại biểu Tao Văn Giót (Lai Châu) cũng cho rằng, cần sớm nghiên cứu sửa đổi văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo.

Đại biểu minh chứng: Qua rà soát 523 văn bản cho thấy, phần lớn văn bản đảm bảo đồng bộ khả thi. Tuy nhiên, cũng có những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo. Từ kết quả rà soát cho thấy, việc sớm nghiên cứu sửa đổi văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập là cần thiết.

Đại biểu Tao Văn Giót đề nghị đối với các dự án luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp thứ 7 như là: Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đấu giá tài sản, đề nghị Chính phủ cần tập trung chỉ đạo ngay việc dự thảo các nghị định từ bây giờ, để khi luật thông qua sớm đi vào cuộc sống. Bởi trên thực tế có rất nhiều văn bản hướng dẫn, nhất là đối với đợt Luật Đất đai

Hay như trước đó, đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) đã bấm nút tranh luận với ý kiến của đại biểu Nguyễn Trường Giang về vấn đề rà soát, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo.

Đại biểu Lê Xuân Thân cho rằng, còn có nguyên nhân khác là quy định không rõ ràng, mâu thuẫn, chồng chéo của văn bản quy phạm pháp luật. Chưa nhìn nhận được nguyên nhân dẫn đến tình trạng cán bộ không dám làm và pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, “địa phương phải hỏi trung ương, tỉnh phải hỏi bộ trưởng, rất nhiều vấn đề chưa rõ vì văn bản”. Do đó, đại biểu đề nghị cần rà soát kỹ các nội dung cụ thể.

Trên thực tế, từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã coi đẩy mạnh cải cách thể chế là 1 trong 3 đột phá để phát triển, đã quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên không phải một sớm một chiều có thể giải quyết được hết những vấn đề mà cuộc sống đặt ra.

Thể chế tốt thì khai thông nguồn lực, giúp tiền đẻ ra tiền

Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc (TP. Hà Nội), thời gian qua Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã nỗ lực trong điều hành. Nhờ đó, lạm phát tương đối ổn định bất chấp sức ép từ bên ngoài, khu vực công nghiệp dường như đã đảo ngược xu hướng suy giảm từ đầu năm và đang từng bước phục hồi, tốc độ sụt giảm của xuất khẩu cũng chậm dần, đầu tư nước ngoài cũng đang có dấu hiệu tích cực. Các xu hướng này cho phép chúng ta hy vọng tốc độ tăng trưởng GDP sẽ đạt mục tiêu đề ra.

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau):
Các đại biểu Quốc hội tại phiên họp sáng 1/11.

“Tuy nhiên, còn rất nhiều việc phải làm. Để phục hồi phát triển kinh tế thì tiền bạc là quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn tiền bạc là thể chế. Thể chế tốt thì khai thông nguồn lực, giúp tiền đẻ ra tiền, còn thể chế tồi thì có tiền cũng không tiêu được” - đại biểu Vũ Tiến Lộc nói.

Vấn đề quan trọng nhất là hiện nay là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, khắc phục cho được những quy định chồng chéo nhất là thiếu minh bạch, đang gây rủi ro cho người thực hiện. Đồng thời, phải gỡ bỏ tâm lý e ngại, sợ oan sai của cán bộ công chức và doanh nghiệp. Cần đặt ra tần suất và giới hạn các cuộc thanh kiểm tra, để các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp yên tâm nỗ lực, phục hồi kinh tế.

Ngoài ra, theo đại biểu, cần bổ sung ngay các quy định chế tài vi phạm, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, triển khai tận tâm các biện pháp bảo vệ cán bộ, các doanh nhân dám nghĩ dám làm. Các quy định về vấn đề này phải được luật hóa.

“Bơm tiền vào nền kinh tế là biện pháp hiệu quả, nhưng việc bơm tiền đang gặp trở ngại. Nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải giải quyết tình trạng có tiền không tiêu được. Nếu không sẽ khó bứt phá trong thời gian tới” - đại biểu Vũ Tiến Lộc đề nghị.

Theo đại biểu, đất nước chúng ta dù khó khăn nhưng đứng trước những cơ hội chưa từng có. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đang thực hiện ngoại giao chiến lược, xây dựng các quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Việt Nam sẽ trở thành điểm đến các dòng dịch chuyển về thương mại, đầu tư chất lượng cao, chúng ta có cơ hội bứt phá trong thời gian tới. Nhưng tận dụng được hay không là phụ thuộc vào sự chuẩn bị về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực./.

Chính phủ đã ban hành 68 nghị định, 193 nghị quyết

"Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách được chú trọng, có nhiều đổi mới trong chỉ đạo, cách làm. Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, từ sớm, từ xa với Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trong 9 tháng đã tổ chức 8 phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật; Quốc hội thông qua 8 luật, 3 nghị quyết quy phạm pháp luật, cho ý kiến 9 dự án luật và dự kiến sẽ xem xét, thông qua 9 luật, 1 nghị quyết, cho ý kiến 7 dự án luật tại kỳ họp này. Chính phủ đã ban hành 68 nghị định, 193 nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 26 quyết định quy phạm pháp luật và nhiều quyết định cá biệt".

(Trích báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV)

相关文章

最新评论