Truy xuất nguồn gốc thực phẩm: Đảm bảo quyền của người tiêu dùng được tiêu dùng thực phẩm an toàn Thống nhất một đầu mối làm nhiệm vụ an ninh,ànhCôngThươngSơnLaTăngcườngcôngtáchậukiểmvềantoànthựcphẩmtrongnăket qua bong da euro 2024 an toàn thực phẩm Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai tháng hành động vì An toàn thực phẩm |
Theo ông Nguyễn Đình Phong – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sơn La: Năm 2023, Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch triể khai công tác kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm. Cụ thể, Sở Công Thương sẽ chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành theo sự phân công của Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Sơn La. Đoàn kiểm tra sẽ tiến hành 3 đợt hậu kiểm gồm: An toàn thực phẩm trong dịp Tết và mùa Lễ hội; trong Tháng hành động và trong dịp Tết Trung thu.
Hoạt động trên nhằm cụ thể hóa Kế hoạch số 1766/KH-BCĐTƯATTP ngày 27/12/2022 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2023. Qua đó, phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hậu kiểm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Sơn La phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân dân |
Thực hiện Chỉ thị số 17- CT/TW ngày 21/10/2022 theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, thời gian qua công tác hậu kiểm đã được ngành Công Thương Sơn La triển khai đồng bộ và mang lại hiệu quả nhất định. Qua công tác hậu kiểm, cơ quan quản lý đã có những đánh giá, nhìn nhận bước đầu việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất chế biến và kinh doanh thực phẩm, điều kiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương.
“Thông qua công tác hậu kiểm đã giúp công tác tuyên truyền chính sách pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm đến trực tiếp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Nhờ đó đã ngăn chăn cơ bản được tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, phát hiện kịp thời các sai phạm để từ đó là căn cứ để cơ quan quản lý xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định”- ông Nguyễn Đình Phong chia sẻ.
Cũng theo ông Phong, năm 2023, hưởng ứng Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm, Ban Chỉ đạo về an toàn thực phẩm tỉnh Sơn La đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm cũng như đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.
Tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể |
Chỉ riêng trong tháng 4/2023, Sơn La đã tiến hành thực hiện kiểm tra, giám sát 12 cơ sở (kiểm tra 04 cơ sở, hậu kiểm 08 cơ sở ). Tổng số cơ sở lấy mẫu giám sát mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm là 08 cơ sở. Số cơ sở được lấy mẫu làm test nhanh tại hiện trường 04 cơ sở. Số cơ sở được lấy mẫu gửi labo kiểm nghiệm 04 cơ sở.
Kết quả 12/12 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể tại các trường học có tổ chức ăn bán trú đã chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm. Đoàn kiểm tra, hậu kiểm, giám sát thực hiện lấy 14 mẫu thực phẩm và trang thiết bị dụng cụ tại cơ sở làm test kiểm tra nhanh và 04 mẫu gửi labo kiểm nghiệm. Kết quả: 14/14 mẫu làm test kiểm tra nhanh đạt. 04 mẫu gửi labo kiểm nghiệm đánh giá các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh hiện đang chờ kết quả.
Thời gian tới, Sơn La xác định, tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luât về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Đồng thời, nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
Có thể khẳng định, những năm qua, các cấp, các các ngành trong tỉnh đã tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Kiến thức, thực hành của đa số người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm từng bước được nâng lên. Số cơ sở áp dụng các công nghệ tiên tiến trong quản lý, sản xuất thực phẩm tăng nhanh. Qua các năm, tỷ lệ ca mắc trong các vụ ngộ độc thực phẩm có xu hướng giảm. Công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, đấu tranh, phòng ngừa các vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm được tăng cường. Từ năm 2020 đến nay toàn tỉnh đã tổ chức thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm trên 22.400 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, 20.800 lượt cơ sở đạt, hơn 1.500 cơ sở vi phạm và bị xử lý, với số tiền phạt trên 4,5 tỷ đồng; 58 cơ sở bị cảnh cáo, nhắc nhở và tiêu hủy sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm. |