Mỹ đã và đang triển khai nhiều phương tiện,đảoTriềuTinđứngtrướcnguycơchiếkèo galatasaray vũ khí hiện đại đến bán đảo Triều Tiên với ý định uy hiếp buộc Bình Nhưỡng ngừng các vụ thử hạt nhân và ngồi vào bàn đàm phán phi hạt nhân hóa theo đề nghị của Liên Hiệp Quốc. Pháo binh Triều Tiên khai hỏa trong một cuộc tập trận. Nguồn: KCNA Tân Hoa xã mới đây đưa tin, Triều Tiên cảnh báo rằng Mỹ có thể bắt đầu một cuộc chiến tranh Triều Tiên lần thứ 2 vào bất cứ lúc nào. Cảnh báo này được Bình Nhưỡng đưa ra trước thời điểm kỷ niệm lần thứ 67 cuộc chiến này bùng nổ. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), cho rằng: “Mỹ đang đẩy tình hình bán đảo Triều Tiên tới bờ vực chiến tranh bằng cách triển khai ồ ạt các phương tiện chiến tranh hiện đại và lực lượng quân đội của nước này nhằm kiểm soát hoàn toàn bán đảo Triều Tiên, nơi có tầm quan trọng về mặt địa lý, để Washington hiện thực hóa sự chi phối khu vực và toàn cầu”. KCNA cho hay: “Thái độ thù địch và sự cuồng loạn chiến tranh của Mỹ đối với Triều Tiên đang trở nên ngày càng công khai, đồng thời cáo buộc tư lệnh sư đoàn 2 của lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc vì đã tuyên bố rằng binh sĩ Mỹ có thể quay lại bất cứ lúc nào để chiến đấu chống Triều Tiên”. Thực tế, ngoài triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc, Mỹ đã đưa cả tàu sân bay tấn công USS Carl Vinson và tàu ngầm hạt nhân USS Michigan tới ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, đồng thời đã triển khai hơn 400 quả tên lửa hành trình Tomahawk vây quanh Triều Tiên. Những động thái chuẩn bị cho cuộc chiến tranh giữa Triều Tiên và Mỹ đã sẵn sàng chỉ chờ ngày khai hỏa. Về phần mình, Triều Tiên liên tục thử tên lửa đạn đạo và tuyên bố sẽ theo đuổi đến cùng chương trình hạt nhân của nước này. Chỉ trong vòng 1 tháng qua, Bình Nhưỡng đã tiến hành 5 vụ thử tên lửa, đồng thời đe dọa sẽ tấn công trực tiếp các mục tiêu quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc, Nhật Bản cũng như các tàu sân bay của Mỹ đang neo đậu trong khu vực. Qua đó, nhằm làm Washington “chùn bước” trong các nỗ lực gây sức ép và buộc Hàn Quốc, Nhật Bản phải cân nhắc kỹ càng đối với các hành động chống Triều Tiên. Thực tế về mặt lý thuyết, bán đảo Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh, bởi lẽ cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) kết thúc bằng một sự đình chiến, chứ không phải thỏa thuận hòa bình. Do vậy, chiến tranh giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ tái diễn bất cứ lúc nào nếu các bên liên quan thiếu kiềm chế và châm ngòi nổ. Trong một động thái liên quan, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã liên tục áp đặt các lệnh trừng phạt lên Triều Tiên, với mong muốn Bình Nhưỡng dừng theo đuổi các chương trình hạt nhân và quay lại bàn đàm phán về phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, những lệnh trừng phạt này xem ra không có hiệu quả và Triều Tiên vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển hạt nhân của mình. Để giải quyết căng thẳng đang gia tăng từng ngày với Triều Tiên, Mỹ - Hàn sẽ tiến hành hội nghị cấp cao, theo dự kiến diễn ra vào cuối tháng này (29 đến 30-6). Đây là hội nghị cấp cao đầu tiên kể từ khi Mỹ và Hàn Quốc có nhà lãnh đạo mới, với hy vọng có thể tìm ra biện pháp hạ nhiệt tình hình hiện nay. Theo đó, Mỹ - Hàn đã đạt được nhận thức chung là sẽ đốc thúc Triều Tiên từ bỏ hoàn toàn việc phát triển vũ khí hạt nhân của mình. Để thực hiện mục tiêu này, hai bên đều cho rằng cần phải thông qua các biện pháp gây áp lực, cấm vận, đối thoại đối với Triều Tiên... trong đó, vai trò trung gian của Trung Quốc được xem là nền tảng cho các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, Mỹ cũng tuyên bố không loại trừ bất cứ khả năng nào kể cả giải pháp sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Còn Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho rằng cấm vận và gây sức ép là tiền đề để buộc Triều Tiên phải quay trở lại bàn đàm phán, chỉ có thể thông qua đàm phán mới giải quyết được vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Dư luận cho rằng chỉ gây sức ép thôi là không đủ, điều quan trọng là các nước cần tìm ra biện pháp khả thi để đưa được Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán. Giải pháp này được cho là khả thi nhất hiện nay. Tuy nhiên, điều này rất khó thành hiện thực trong thời gian ngắn khi bất đồng giữa các bên liên quan còn quá lớn. HN tổng hợp |