【kq phap 2】Giấc mơ cứu cả làng và những huyền tích ly kỳ ở công trình 200 năm tuổi Cần Thơ

  发布时间:2025-01-10 16:27:09   作者:玩站小弟   我要评论
Đình Thường Thạnh, hay còn gọi đình Nước Vận, tọa lạc bên dòng Cái Răng Bé (phường Thường Thạnh, quậ kq phap 2。

Đình Thường Thạnh,ấcmơcứucảlàngvànhữnghuyềntíchlykỳởcôngtrìnhnămtuổiCầnThơkq phap 2 hay còn gọi đình Nước Vận, tọa lạc bên dòng Cái Răng Bé (phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ), có tuổi đời hơn 200 năm. Đây là điểm đến tâm linh, niềm tự hào di sản văn hóa của người dân Cần Thơ. Nơi đây cũng nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ được dân gian lưu truyền.

dinh than.jpg
Đình Thường Thạnh nhìn từ trên cao

Thường Thạnh có nghĩa là thịnh vượng mãi mãi. Do nằm gần ngã ba sông, nơi có dòng nước xoáy nên đình còn được người dân địa phương gọi là Nước Vận. 

Ông Phạm Văn Bảy (73 tuổi, thường trực, bảo vệ di tích), người đã gắn bó với nơi này hơn 24 năm cho hay đình Thường Thạnh được xây dựng vào năm 1823, nhưng khi đó đình nằm ở phía bên kia bờ sông.

Đến năm 1852, vua Tự Đức đã ban sắc phong Bổn cảnh Thành hoàng. Sau khi được vua sắc phong, đình được dời về địa điểm hiện tại để hợp phong thủy - nằm giữa hàm rồng, ngã ba sông. 

dinh than 11.jpg
Ông Phạm Văn Bảy

Theo lời ông Bảy, đình Thường Thạnh được xây dựng theo kiểu phương Đông truyền thống, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây. Sự kết hợp đó đã tạo nên một công trình vững vàng, cân đối, gần gũi với thiên nhiên và tâm hồn người Việt.

Đáng chú ý nhất là kiểu kiến trúc 3 gian theo quan niệm “tam gian phú quý”. Các hoa văn, họa tiết trên bao lam, thành vọng, khánh thờ được chạm khắc công phu, nhưng không cầu kỳ phức tạp. Mỗi chi tiết đều thể hiện rõ nét sự tài hoa của người thợ chạm khắc xưa. 

Ông Bảy cho hay, đình Thường Thạnh được xây dựng trên diện tích hơn 800m2. Trải qua nhiều lần xây cất, trùng tu, nơi này hiện nay rất khang trang, mang nét đặc trưng đình làng Nam Bộ với võ ca, tiền điện, chánh điện. Nội thất thờ cúng được bài trí tôn nghiêm. 

can tho 4.jpg
Những cột gỗ lim rất đẹp và giá trị trong đình

Ngôi đình có tổng cộng 46 cây cột được làm từ gỗ lim quý hiếm. 46 cây cột có kích thước khác nhau, ở chính điện cột lớn hơn kích thước 50cm, từ điện nhỏ hơn khoảng 30cm.

"Mỗi năm, đình tổ chức tế lễ hai lần, là Hạ Điền vào tháng 5 và Thượng Điền vào ngày 14 - 16/11 âm lịch. Lễ hội nhằm tạ ơn các bậc tiền hiền, hậu hiền, các anh hùng dân tộc đã có công khai phá, dựng nước và giữ nước, đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái, dân an, nhà nhà hạnh phúc….", ông Phạm Văn Bảy nói. 

Khi đấy, người cả vùng tập trung cúng tế, đàn hát suốt ba ngày ba đêm. Đây cũng là dịp để người dân địa phương đi xa trở về và khách du lịch khắp nơi đến dâng hương.

“Những ngày lễ, hầu như người dân dù đang đi làm ăn xa cũng trở về tham dự. Nhà ai có gì thì đem dâng lên thứ nấy, người hái trái cây, người làm bánh đem đến dâng để tỏ lòng thành kính", ông Bảy nói.  

dinh than 8.jpg
Phía trên mái đình

Ông Bảy kể lại giai thoại được các bậc tiền nhân truyền lại. Theo đó, thời khai hoang mở đất, nhiều người bị bệnh nhưng chữa không khỏi, khi đó ông từ (người trông coi đình) nằm mơ thấy một cụ già bảo dân làng lấy vỏ cây xung quanh đình nấu nước uống.

"Ông từ nói lại với mọi người… không biết có trùng hợp hay không nhưng sau đó mọi người hết bệnh”, ông Bảy kể lại.

Trong khuôn viên đình Thường Thạnh có miếu Bà Chúa xứ Nguyên Nhung. Ngày xưa, miếu Bà Chúa được dân làng lập thờ đầu tiên ở phía ngang sông, đối diện ngôi đình. Ban đầu, đây là một ngôi miếu nhỏ xây dựng bằng cây gỗ.

Thời trước, cuộc sống của người dân ở Thường Thạnh vô cùng gian lao cực khổ. Một ngày nọ, một vị bô lão nằm mơ thấy một bà tướng soái mặc áo thật oai phong lẫm liệt, dẫn theo một đạo quân giáo gươm rợp trời phi ngựa đến trước mặt ông và nói:

“Ta là tướng soái Nguyên Nhung được lệnh đến đây trấn giữ vùng đất này, độ cho dân làng Thường Thạnh tránh khỏi nạn kiếp hiểm nghèo. Nhà ngươi hãy cùng dân làng lập ngay miếu thờ, để ta cùng quân lính tạm trú, xua đuổi giặc giã cướp phá ra khỏi vùng đất này”. 

dinh than 2.jpg
Miếu Bà Chúa nằm trong khuôn viên đình

Nói xong, bà cưỡi ngựa biến mất. Hôm sau, vị bô lão đó cùng mọi người đốn cây dựng miếu. Không lâu sau, làng Thường Thạnh không còn bị giặc quấy phá nữa. 

Sau khi đình Thường Thạnh được dời về địa điểm hiện tại, miếu Bà Chúa xứ Nguyên Nhung cũng được di dời theo, xây dựng khang trang.

Hàng năm, dân làng tập trung về đây cúng tế hết sức long trọng, cầu được ban phước hộ trì tai qua nạn khỏi, làm ăn sung túc phát đạt. Không ai dám đến nơi đây quấy phá vì sợ bị quở phạt, bệnh tật liên miên.

Miếu Bà từ lâu đã trở thành nơi diễn xướng của các nghệ nhân bóng rỗi trong những ngày diễn ra lễ hội hàng năm. 

can-tho-5.jpg

* Bài viết có sử dụng tư liệu trang 48 và 49 của cuốn "Truyện Dân gian Cần Thơ”, Trần Văn Nam (chủ biên), NXB Đại học Cần Thơ, năm 2019. 

Chuyện ít biết về 'lăng mộ 3.000 lượng vàng' ở Kiên GiangTrong con hẻm nhỏ ở phường An Hòa, TP Rạch Giá (Kiên Giang) tồn tại một khu lăng mộ có kiến trúc vô cùng độc đáo. Đó là lăng mộ của ông Hội đồng Suông.

相关文章

最新评论