【ket qua daegu】Sống như đóa hướng dương
Nghị lực vươn lên
Ở thị xã Phước Long,ốngnhưđoacuteahướngdươket qua daegu nhắc đến chị Nguyễn Thị Hương, phường Long Thủy không ai là không biết. Khuyết tật đôi chân sau một cơn sốt từ nhỏ, nhưng chị vẫn cố gắng học tập, vươn lên. Hiện chị đang là chuyên viên của UBMTTQVN thị xã Phước Long. Dù đi lại khó khăn nhưng trong công việc chị chưa bao giờ nề hà bất cứ nhiệm vụ gì.
Ngoài giờ làm việc ở cơ quan, chị Hương còn mở dịch vụ nấu ăn để vừa thỏa đam mê vừa tăng thu nhập cho gia đình. Thành ngữ “có tật có tài” dường như đúng với hoàn cảnh của chị, bởi chị có đôi tay rất khéo léo. Mỗi món ăn qua bàn tay chăm chút của chị không chỉ ngon mà còn bắt mắt, hấp dẫn hơn. Chị Hương chia sẻ: Tôi chọn làm thêm nghề nấu ăn là xác định “rước” cực vào thân, vì phải cố gắng hơn người bình thường rất nhiều. Nhưng càng khó càng phải nỗ lực, bởi đó không chỉ là đam mê mà còn là cách để người khuyết tật vươn lên sống có ích cho xã hội.
Chị Nguyễn Thị Hương và chị Văn Châu Thảo (ngồi hàng đầu, từ phải qua trái) tại lễ tuyên dương 40 gương phụ nữ khuyết tật tiêu biểu ở Hà Nội tháng 10-2022
Hiện nay, chị Hương cũng là Chủ nhiệm Gia đình khuyết tật thị xã Phước Long với gần 30 thành viên. Mỗi người có một lý do riêng để hội tụ dưới ngôi nhà chung này, nhưng trên hết họ đều có những mặc cảm về cơ thể. Vì vậy, để các thành viên có thêm niềm tin, năng lượng cho cuộc sống, “đầu tàu” như chị lại càng phải nỗ lực.
Được sự đồng hành, hỗ trợ từ chồng và các con, chị mạnh dạn tham gia các hoạt động xã hội, đi nhiều nơi để nói chuyện, học tập và chia sẻ các thông tin, mô hình kinh tế hiệu quả với những người đồng cảnh ngộ. Những điều tử tế đã làm được càng củng cố thêm cho chị niềm tin: Ngày mai chắc chắn sẽ tốt hơn hôm nay.
Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, hiện chị đã có “trái ngọt” là sự an vui bên gia đình với hạnh phúc riêng, có chồng đồng hành, hỗ trợ, 2 con thành đạt và trở thành người có ích cho xã hội. Những cố gắng của chị cũng được ghi nhận bởi nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp, ngành trong phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; tiêu biểu trong lao động, vươn lên hòa nhập cộng đồng; doanh nghiệp, cơ sở có nhiều đóng góp cho xã hội…
Đối với người khuyết tật, họ luôn có mặc cảm rất lớn. Tôi luôn động viên các thành viên trong gia đình khuyết tật rằng, nỗ lực chắc chắn sẽ thành công. Trước hết, đó là dám vượt qua giới hạn của bản thân, hòa nhập với cộng đồng và làm được những việc tốt cho bản thân, xã hội. |
Chị NGUYỄN THỊ HƯƠNG, Chủ nhiệm Gia đình khuyết tật thị xã Phước Long |
Giá trị riêng của người khuyết tật
Cũng là thành viên của Gia đình khuyết tật thị xã Phước Long, chị Văn Châu Thảo ở phường Phước Bình nỗ lực không kém. Từng làm công nhân rồi nghỉ vì sức khỏe không tốt, chị lại đi mua hạt điều về rang muối để bán lại. Chọn phương pháp làm thủ công để tạo ra sản phẩm “riêng” của mình, hằng ngày chị nhờ người thân chuẩn bị 1 bếp than, 1 cái chảo vừa, chị rang từ 100-150kg hạt điều để bán sỉ và bán lẻ. Dưới cái nóng hầm hập của bếp lửa, đôi tay chị vẫn đảo đều từng mẻ điều, rồi xếp vào hộp và tự chạy xe máy đi giao cho khách. Công việc tuy vất vả nhưng là cách để chị vươn lên và khẳng định giá trị riêng.
Trở về sau hội nghị tuyên dương tại Hà Nội vừa qua, với chị Thảo thật nhiều cảm xúc. Bởi đây là lần đầu chị đến Thủ đô Hà Nội, được gặp gỡ những người cùng cảnh ngộ, những người có năng lượng tích cực truyền cảm hứng. Chị tự hứa sẽ sống, lao động thật tốt, như hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời.
Với tôi, mỗi ngày là một niềm vui. Công việc tuy cực nhưng kiếm tiền một cách chân chính càng khiến bản thân thêm tự hào. Tự hào là mình “tàn nhưng không phế”. |
Chị VĂN CHÂU THẢO, phường Phước Bình, thị xã Phước Long |
“Tại Hà Nội, mình có gặp 1 bé mắc bệnh xương thủy tinh, nhưng tinh thần và thái độ của bé lạc quan lắm. Qua đó, mình như được truyền thêm động lực, phải cố gắng hơn nữa để đạt nhiều thành tích và niềm vui trong cuộc sống. Sống tự tin thì bản thân luôn vui vẻ, tràn đầy năng lượng” - chị Thảo chia sẻ.
Người có khiếm khuyết trên cơ thể lúc nào cũng mang trong mình sự tự ti nhất định. Đó là điều hết sức bình thường, vậy nên họ cần một điểm tựa để có thể vững tin bước tiếp. Đó cũng là lý do những năm gần đây, rất nhiều câu lạc bộ, hội, nhóm được thành lập để các thành viên có thể tâm sự chuyện buồn, vui trong cuộc sống.
Với Gia đình khuyết tật thị xã Phước Long - ngôi nhà chung này như tiếp thêm sức mạnh để họ cùng vươn lên trong cuộc sống. Trong 5 năm kể từ khi thành lập, Gia đình khuyết tật thị xã Phước Long đã duy trì vốn xoay vòng giúp hội viên phát triển kinh tế; tổ chức nhiều đợt sinh hoạt, văn hóa - văn nghệ, nhiều lớp tập huấn để nâng cao năng lực, nhận thức cho người khuyết tật… Những điểm tựa ấy như một “gia đình” nhỏ tiếp sức, lan tỏa mô hình hay, cách làm tốt để người khuyết tật phát triển kinh tế, cùng nhau vươn lên làm giàu chính đáng và có cuộc sống tốt đẹp hơn.
相关推荐
- Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
- Chương trình nghệ thuật đặc biệt mùa Vu Lan
- Thặng dư ngân sách của Mỹ giảm 43% trong tháng 4
- Gia Lai: Phát hiện gần 1 tấn phân bón hết hạn sử dụng
- Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- Khuyến mại “Tự hào về Việt Nam” lên tới hơn 10 tỷ đồng
- IMF kêu gọi các ngân hàng trung ương duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát
- Bảo vật quốc gia 'Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung' có gì đặc biệt?