Cơ cấu doanh thu của BCG cho thấy mảng bất động sản của BCG Land ghi nhận 477 tỷ đồng,áodoanhthuvàlãiquýIcaokỷlụbxh vđqg hà lan mảng năng lượng tái tạo của BCG Energy ghi nhận 211 tỷ đồng, mảng xây dựng - hạ tầng của TCD ghi nhận 445 tỷ đồng, mảng tài chính - bảo hiểm ghi nhận 47 tỷ đồng. Như vậy, sự đóng góp về mặt doanh thu chủ yếu đến từ 3 mảng hoạt động chính: xây dựng, bất động sản và năng lượng tái tạo.
Mảng xây dựng vẫn duy trì đóng góp nguồn doanh thu ổn định cho công ty mẹ. Trong khi đó, mảng năng lượng tái tạo tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ nhờ việc hợp nhất doanh thu từ 2 nhà máy điện mặt trời BCG Long An 1 và 2 (tổng công suất 141,1MW) do BCG thực hiện việc mua lại cổ phần từ các đối tác để nâng tỷ lệ sở hữu hai nhà máy này lên 100%; Mảng bất động sản tiếp tục ghi nhận doanh thu từ việc bàn giao các căn biệt thự thuộc dự án King Crown Village.
Lợi nhuận hợp nhất sau thuế tăng kỷ lục, đạt 522,3 tỷ đồng trong quý 1/2022, tăng 221% so với cùng kỳ. Mảng bất động sản góp tỷ trọng lớn với 337,9 tỷ đồng nhờ bàn giao dự án, cùng với lợi nhuận đột biến đến từ việc chuyển nhượng dự án khách sạn Pegas Nha Trang. Nhờ mảng bất động sản và năng lượng tái tạo tăng trưởng mà biên lợi nhuận gộp của BCG cải thiện đáng kể, tăng lên 42,9% so với mức 32,1% của cùng kỳ.
Đầu năm 2022, BCG đã hoàn thành gói phát hành hơn 148 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1. Với tỷ lệ phát hành thành công xấp xỉ 100% đã giúp BCG nâng vốn điều lệ từ 2.975 tỷ đồng lên 4.463 tỷ đồng. Qua đó, vốn chủ sở hữu tăng 33,6% từ 8.349,6 tỷ đồng lên 11.150,5 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/03/2022, tổng tài sản của BCG ghi nhận tăng 10% so với đầu năm, đạt 41.504 tỷ đồng nhờ tăng trưởng tài sản cố định. Điều này đã ghi nhận nỗ lực của công ty trong việc đầu tư, đảm bảo tiến độ và chất lượng các dự án.
Cuối quý 1/2022 nợ phải trả của BCG là 30.354 tỷ đồng, tăng 1.015 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Dù tổng nợ phải trả vẫn đang ở mức cao, nhưng sự tăng trưởng về nợ qua các quý kể từ đầu năm 2021 đến nay là không đáng kể.
BCG đã và đang chủ động kiểm soát dư nợ nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của BCG đã giảm từ 7,15 lần tại cuối năm 2020 xuống còn 3,51 lần tại cuối năm 2021. Đến hết quý 1/2022, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của BCG tiếp tục giảm từ 3,51 xuống còn 2,72 lần.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của BCG cũng giảm từ 1,64 xuống còn 1,36 lần. Ban lãnh đạo BCG đang thực hiện việc cơ cấu tài chính các dự án, tiếp tục đưa tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của BCG về dưới 2 trong năm 2022 để đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp vững vàng trước các biến động mạnh của thị trường và đảm bảo giá trị cho cổ đông.
Hệ số thanh toán hiện hành đạt 1,75 lần, cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 là 1,41 lần, điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty đang được cải thiện rõ rệt, từ đó giảm thiểu những rủi ro tài chính.
Năm 2022 BCG đang dự kiến trình Đại hội đồng cổ đông vào ngày 6/5 sắp tới kế hoạch đạt 7.250 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 2.200 tỷ đồng - tăng trưởng lần lượt 280% và 220% so với thực hiện 2021. Như vậy với kế hoạch này kết thúc quý 1, BCG đã hoàn thành được 17,4% mục tiêu về doanh thu và 23,7% mục tiêu về lợi nhuận.
Vài ngày trước, do diễn biến tiêu cực chung của thị trường chứng khoán, cổ phiếu BCG của Bamboo Capital ghi nhận đà giảm giá mạnh từ vùng 28.650 đồng/cp xuống 17.300 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồ Nam - Chủ tịch Hội đồng Quản trị BCG nhận định diễn biến trên chỉ mang tính ngắn hạn và ảnh hưởng tạm thời đến thị giá cổ phiếu, không ảnh hưởng đến triển vọng dài hạn của công ty. Ông Nam cũng cho biết thêm tình hình kinh doanh của công ty vẫn đang theo sát kế hoạch, quý 2/2022 BCG dự kiến sẽ tiếp tục có kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm ngoái.