Nội dung này được đưa ra trong báo cáo của Bộ Tài chính gửi Văn phòng Chính phủ ngày 4/2,ịtrườngTếtCungdồidàosứcmuakhôbong dă wap về tình hình giá cả thị trường và các biện pháp bình ổn giá Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.
Thị trường ổn định
Theo Bộ Tài chính, trên thị trường cung hàng hoá dồi dào về số lượng, đa dạng về chủng loại, phong phú về bao bì đóng gói, đủ đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của nhân dân. Hàng nội địa chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trên thị trường.
Kinh tế khó khăn nên người mua cân nhắc trong chi tiêu, tập trung vào các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, ảnh hưởng tới sức mua trong khi nguồn cung hàng hóa dồi dào. Theo quy luật, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ dịp Tết Nguyên đán của các tầng lớp dân cư có xu hướng tăng, nên ngay từ giữa tháng 1/2014, thị trường hàng hoá dịch vụ phục vụ Tết đã bắt đầu hoạt động sôi động. Tuy nhiên, sức mua Tết Giáp Ngọ 2014 thấp hơn so với cùng kỳ Tết Quý Tỵ 2013, tăng 15%-20% so ngày thường tại các đô thị lớn, 10%-15% tại nông thôn.
Nguyên nhân do ảnh hưởng tình hình kinh tế khó khăn nên người mua cân nhắc trong chi tiêu, tập trung vào các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, ảnh hưởng tới sức mua trong khi nguồn cung hàng hóa dồi dào. Mặt khác, tình hình thời tiết khá thuận lợi cho sự phát triển của các loại hoa, cây cảnh Tết, rau xanh..., tình hình dịch bệnh trên vật nuôi cây trồng vẫn đang được kiểm soát đã hạn chế việc tăng giá các mặt hàng này những năm trước.
Những ngày cận Tết (từ ngày 28 đến 30 tháng Chạp), nếu so sánh giá hàng hoá với khoảng thời gian trước Tết ông Công, ông Táo, giá hàng hóa cơ bản ổn định do nguồn cung dồi dào, sức mua không tăng cao.
Trong các ngày mùng 1, 2 và 3, ngày mùng 4 Tết, một số siêu thị lớn có hệ thống trong cả nước (Coop.mart, Fivimart...) đã mở cửa khai trương bán hàng; hệ thống chợ dân sinh ở nhiều nơi cũng đã bắt đầu bán hàng.
Từ ngày mùng 5 Tết trở đi hệ thống các cửa hàng thương mại, các chợ dân sinh đã mở cửa bán hàng nhiều hơn. Đặc điểm của thị trường những ngày sau Tết là: lượng hàng hóa vẫn nhiều, nhưng khối lượng người mua chưa đông, sức mua vẫn thấp. Hàng hóa được mua, bán chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như: thủy sản, thịt gia súc, thịt gia cầm, rau củ quả. Về giá cả cơ bản vẫn giữ bình ổn giá như những ngày trước Tết. Tuy nhiên giá một số hàng hóa, dịch vụ tăng cao như: trông giữ ô tô xe máy (tại các đền, chùa) tăng từ 40% - 100%, dịch vụ bún phở tăng 40% so ngày thường.
Giá cước vận tải bằng đường bộ về cơ bản ổn định, tuy nhiên một số đơn vị kê khai tăng giá chiều đông khách từ 15% - 60% so với giá vé bán ngày thường nhằm bù đắp phần chi phí cho phương tiện chạy chiều rỗng. Đối với chiều vắng khách, các doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh giảm giá vé tàu hỏa, vé máy bay để cạnh tranh thu hút khách, tăng thu. Mức giảm cao nhất lên tới 40%...
Quyết liệt thực hiện các giải pháp
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm an toàn, trật tự xã hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, Công điện số 98/CĐ-TTg về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014; Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-BTC về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014.
Trong đó, chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính như Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Dự trữ nhà nước khu vực phối hợp với các cơ quan có liên quan trên địa bàn tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong các Chỉ thị nêu trên và các văn bản có liên quan, đồng thời triển khai thực hiện tốt về công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành công văn gửi 19 tỉnh, thành phố có mức tăng chỉ số giá tiêu dùng năm 2013 cao hơn mức tăng chỉ số giá tiêu dùng của cả nước nhằm tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát lạm phát năm 2014 ngay từ đầu năm tại địa phương.
Báo cáo của 53/63 địa phương có kế hoạch chuẩn bị Tết cho thấy, nguồn cung hàng hóa đã được chuẩn bị sớm và khá chu đáo. Ngoài lượng hàng dự trữ với số kinh phí được hỗ trợ, lượng hàng hóa chuẩn bị phục vụ Tết trên cả nước ước đạt khoảng 180 - 200 nghìn tỷ đồng.
Các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành chức năng theo dõi sát diễn biến cung, cầu hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng trước, trong và sau Tết; chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, giá cả hợp lý đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, không để xảy ra mất cân đối cung cầu, găm hàng, tăng giá làm mất ổn định thị trường giá cả hàng hóa và dịch vụ...
Cùng với đó, các doanh nghiệp đã chủ động nhập hàng dự trữ phục vụ Tết Nguyên đán và có kế hoạch tổ chức các hoạt động phục vụ Tết như bán hàng lưu động, tổ chức các hội chợ xuân, các chương trình khuyến mại, giảm giá…
Các địa phương cũng đã tập trung phát triển hệ thống phân phối đưa hàng bình ổn giá tới người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, vùng bão lũ... với khoảng 10.000 điểm (Tết Quý Tỵ 8.000 điểm); kéo dài thời gian phục vụ tại các điểm bán hàng bình ổn và mở cửa sớm sau Tết, tạo tâm lý an tâm cho thị trường, giảm mua trữ, thay đổi thói quen tiêu dùng.
Các địa phương thực hiện tăng cường, nhất là các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, chất đốt, lương thực, thực phẩm (thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả) và các mặt hàng khác phục vụ nhu cầu Tết…. bảo đảm cho nhân dân đón Tết truyền thống vui tươi, an toàn và tiết kiệm.
Ngoài ra, thị trường Tết Quý Tỵ ổn định hơn cũng nhờ sự kiểm tra giám sát một cách chặt chẽ. Báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho biết, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá… đã được các địa phương tăng cường thực hiện. Các sai phạm trong đăng ký, kê khai, niêm yết giá tại các địa phương đều được xử lý nghiêm.
Đồng thời, nhiều biện pháp đã được thực hiện như hệ thống hải quan tổ chức thông quan hàng hóa kịp thời; hệ thống thuế kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, phí; rà soát, bãi bỏ các khoản thu phí, lệ phí bất hợp lý, trái pháp luật…, qua đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, lưu thông, giảm áp lực tăng giá, góp phần bảo đảm cân đối cung cầu, hàng hóa, dịch vụ./.
Hoàng Lâm
顶: 748踩: 1
【bong dă wap】Thị trường Tết: Cung dồi dào, sức mua không cao
人参与 | 时间:2025-01-10 01:49:31
相关文章
- Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- Sao Hàn 27/9: Sao nam khóc khi phát hiện ung thư, cơ thể sưng phù khó nhận ra
- Concert Anh trai vượt ngàn chông gai 'cháy vé' sau 1 tiếng mở bán
- Sao Hàn 1/10: Lisa bị gọi là 'nữ hoàng hát nhép', V BTS đẹp trai nhất thế giới
- Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- Giữa nghi vấn ly hôn, vợ NSND Công Lý nói gì về chuyện sinh con?
- Phim 'Đào, phở và piano' lên sóng VTV vào tháng 10
- Các lỗi chọn đồ hè nên tránh
- Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- Cây bút hàng đầu về nghiên cứu, lý luận phê bình của sân khấu qua đời
评论专区