Hoàn thiện thể chế và chính sách pháp luật về tiêu chuẩn Trong dự thảo Chiến lược tiêu chuẩn hoá quốc gia đến năm 2030,Đưahoạtđộngtiêuchuẩnhóatrởthànhđộnglựcnângcaonăngsuấtchấtlượbảng xếp hạng vô địch quốc gia brazil Bộ KH&CN đã nêu rõ quan điểm cũng như mục tiêu khi xây dựng chiến lược. Về quan điểm xây dựng chiến lược, thứ nhất, chiến lược được xây dựng dựa trên nguyên tắc thống nhất, đơn giản, hài hòa, tối ưu hóa, tự nguyện và chia sẻ; đưa hoạt động tiêu chuẩn hóa trở thành động lực quan trọng, có vai trò dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI), nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực đổi mới sáng tạo của quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế. Thứ hai, tập trung hoàn thiện thể chế và chính sách pháp luật về tiêu chuẩn, tăng cường sự tham gia của các bên có liên quan vào hoạt động tiêu chuẩn hóa, tạo hành lang pháp lý để bảo đảm hoạt động tiêu chuẩn hóa của Việt Nam phù hợp với các yêu cầu trong nước, đồng thời đáp ứng với các yêu cầu của các tổ chức, diễn đàn tiêu chuẩn hóa khu vực và quốc tế, các Hiệp định thương mại thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên. Thứ ba, chính phủ và thị trường là hai chủ thể chính thúc đẩy chiến lược tiêu chuẩn hóa; việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sẽ được chuyển đổi từ tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và thương mại sang toàn bộ các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội; công tác tiêu chuẩn hóa được thực hiện từ trong nước ra nước ngoài, chuyển biến từ số lượng sang chất lượng, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện của quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đổi mới sáng tạo, hình thành và dẫn dắt các mô hình phát triển mới. Thứ tư, định hướng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phục vụ việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, chiến lược của một số ngành, lĩnh vực trọng tâm của đất nước, giải quyết các yêu cầu về tiêu chuẩn hóa đối với các sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; thúc đẩy việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia đối với các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm của các bộ, ngành, địa phương; tập trung các hoạt động nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ; lấy đổi mới sáng tạo để nâng cao hiệu quả áp dụng tiêu chuẩn. Thứ năm, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực về tiêu chuẩn hóa đối với từng lĩnh vực cụ thể, quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào công tác tiêu chuẩn hóa quốc tế, tăng cường năng lực áp dụng và khai thác tiêu chuẩn của các tổ chức trong nước; chuyển đổi số, kết nối và chia sẻ các thông tin tiêu chuẩn trong nước và quốc tế; nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực. Ảnh minh hoạ |