Công tác tái đàn lợn tại Đồng Nai gặp khó do thiếu con giống | |
Hải quan triển khai nhiều biện pháp chống buôn lậu lợn | |
Đồng Nai thiệt hại 1.629 tỷ đồng do dịch tả lợn châu Phi |
Các địa phương phải chịu trách nhiệm trong việc phân bố kinh phí hỗ trợ. Ảnh: internet. |
TheĐãcấpkinhphíchocácđịaphươnghỗtrợđốitượngchịutácđộngtừdịchtảlợket qua vdqg bio Bộ Tài chính, cơ chế hỗ trợ chi trả cho người dân bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi năm 2019 được chia làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu triển khai theo Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ, từ ngày 27/6/2019 thực hiện theo Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Ngay sau khi nhận được văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí tiêu hủy lợn bị thiệt hại của từng địa phương, Bộ Tài chính đã thực hiện cấp kinh phí cho các địa phương để triển khai thực hiện.
Đến hết năm 2019, Bộ Tài chính đã bổ sung kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương cho 55/63 địa phương để các địa phương hỗ trợ chi trả cho người dân bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi. Những địa phương còn lại cơ bản là những địa phương có nguồn lực tài chính khá, theo quy định phải tự đảm bảo từ nguồn kinh phí của địa phương, ngân sách trung ương không hỗ trợ.
Thời gian qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh về việc người dân tại một số tỉnh thành vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ dịch tả lợn châu Phi.
Ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính, khẳng định là tất cả các địa phương chịu tác động lớn từ dịch tả lợn châu Phi đều đã được Bộ cấp bổ sung kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương, việc triển khai chi trả cho người dân là trách nhiệm của từng địa phương.
Hiện Bộ Tài chính đã đề nghị Sở Tài chính một số địa phương có liên quan kiểm tra vấn đề này. Có thể, do địa phương có 3 cấp ngân sách từ tỉnh đến huyện, xã, và mỗi cấp ngân sách lại có các đơn vị khác nhau nên việc chi trả đang vướng mắc ở một khâu nào đó.
Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, tổng số tiền ngân sách trung ương đã cấp về cho các địa phương đến nay là hơn 5,1 ngàn tỷ đồng, tương đương với khoảng 70% số kinh phí dự kiến ngân sách trung ương phải hỗ trợ.
Sau khi địa phương báo cáo kết quả thực chi, có xác nhận của Kho bạc nhà nước thì Bộ Tài chính sẽ cấp đủ 100% kinh phí phần ngân sách trung ương phải hỗ trợ theo đúng chế độ quy định. Đến nay, mới có 20 địa phương báo cáo kết quả này và Bộ Tài chính đã xem xét bổ sung kinh phí còn thiếu.