【kq anh a】Tổng công ty Hàng hải Việt Nam: Chuyện đằng sau các khoản khấu hao ngàn tỷ đồng

 人参与 | 时间:2025-01-10 22:04:24

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam: Chuyện đằng sau các khoản khấu hao ngàn tỷ đồng

TheổngcôngtyHànghảiViệtNamChuyệnđằngsaucáckhoảnkhấuhaongàntỷđồkq anh ao Báo Đầu tư

Đại gia số 1 ngành hảng hải là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VMIC, mã MVN) vừa báo lỗ quý III/2020 - quý đầu tiên sau cổ phần hóa.

Trong bức tranh tài chính chung đó, câu chuyện về khấu hao của các con tàu viễn dương cũng để lại nhiều điều thú vị.

Lỗ vẫn sống khỏe

Quý III/2020, VMIC đạt doanh thu thuần 2.436,7 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số 2.620,9 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu thuần lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 7.355,5 tỷ đồng, giảm 10,6% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận sau thuế quý III/2020 của công ty ghi nhận âm 73,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 139 tỷ đồng. Tuy vậy, lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp này vẫn đạt kết quả lợi nhuận sau thuế dương hơn 60 tỷ đồng, so với âm 254,9 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Quý III/2020 là quý đầu tiên, VMIC chính thức chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Theo đó, ngoài đối mặt với các khó khăn chung của thị trường vận tải biển, thì quá trình chuẩn bị và chuyển đổi cũng ít nhiều làm phân tán hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những ngày đầu.

VMIC đạt doanh thu thuần 2.436,7 tỷ đồng trong quý III/2020.

Lật lại bức tranh tài chính thời điểm giữa năm 2020 - trước khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần - VMIC cũng phải giải quyết khá nhiều vấn đề về tài chính.

Tại thời điểm 30/6/2020, Tổng công ty ghi nhận tại chỉ tiêu “Tài sản cố định hữu hình” trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất giữa niên độ đối với các tài sản tại cầu cảng số 4, số 5 và bãi container cảng Chùa Vẽ (tài sản thuộc công ty con là Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng) với tổng nguyên giá là 279,7 tỷ đồng, giá trị hao mòn lũy kế là 150,2 tỷ đồng. Nguồn vốn hình thành các tài sản này được ghi nhận tại chỉ tiêu “Vay và nợ thuê tài chính dài hạn” trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất giữa niên độ với giá trị tương ứng là 342,1 tỷ đồng.

Đây là các tài sản thuộc Dự án Cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn II do Bộ Giao thông - Vận tải làm chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ. Tính đến giữa năm 2020, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng đã trình các cơ quan quản lý nhà nước có thầm quyền phê duyệt phương án thuê khai các tài sản này.

Theo yêu cầu của Bộ Tài chính, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng đã tạm nộp vào ngân sách nhà nước một số khoản có liên quan đến dự án trên. Công ty đã dừng trích khấu hao, dừng ghi nhận chi phí lãi vay kể từ ngày 1/1/2020 đối với các tài sản thuộc cầu cảng số 4, số 5 và container cảng Chùa Vẽ để chờ phê duyệt phương án quản lý chính thức đối với các tài sản này. Công ty cũng chưa ghi nhận và phản ánh khoản chi phí thuê các tài sản trên vào Báo cáo tài chính bán niên 2020.

Ngoài ra, trong báo cáo kiểm toán bán niên, kiểm toán viên cho biết, họ không thể thu thập được xác nhận cho các khoản phải thu, phải trả tại công ty con là Công ty TNHH một thành viên Vận tải biển Bạch Đằng tại thời điểm 1/1/2020 và 30/6/2020.

Bức tranh tài chính thời kỳ chuyển đổi với nhiều gian nan là vậy, nhưng VMIC vẫn có vẻ vẫn dư sức khỏe. Dù thua lỗ trong quý quý III/2020, nhưng dòng tiền thuần kinh doanh 9 tháng của VMIC vẫn dương tới hơn 1.069 tỷ đồng. Dòng tiền dồi dào này vẫn giúp VMIC hoạt động tốt, dù lợi nhuận trên báo cáo tài chính bị âm.

Bối cảnh tương tự cũng được ghi nhận tại nhiều doanh nghiệp hàng hải khác. Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco, mã VOS) phải chấp nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý III/2020 âm 21,5 tỷ đồng, lỗ lũy kế 9 tháng đầu năm đẩy lên mức gần 139,5 tỷ đồng. 

Trăm sự tại khấu hao

Diễn biến tài chính như trên cho thấy bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp hàng hảikhá đa dạng. Có doanh nghiệp lỗ nhiều, có doanh nghiệp lỗ ít, nhưng phần lớn vẫn sống khỏe nhờ dòng tiền vẫn có để duy trì hoạt động.

Đặc thù ngành hàng hải là những con số trích khấu hao tài sản cố định với giá trị đến hàng ngàn tỷ đồng trong mỗi chu kỳ tài chính. Theo đó, việc loại trừ giá trị khấu hao và hao mòn tài sản cố định đôi khi được các nhà phân tích đặt ra để đánh giá, phân tích một hoặc một số doanh nghiệp. Đặc biệt, việc so sánh các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau với cơ cấu tài sản khác nhau, thì việc loại bỏ giá trị khấu hao gần như là một cách để dễ so sánh hơn về hiệu quả kinh doanh.

Theo ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA Australia), cách đơn giản nhất để lấy được số liệu về khấu hao và hao mòn trong kỳ là lấy từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nếu được lập theo phương pháp gián tiếp. Trường hợp doanh nghiệp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ bằng phương pháp trực tiếp, thì sẽ phải tìm số liệu về khấu hao và hao mòn từ bảng thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Trong câu chuyện về kinh doanh của các doanh nghiệp hàng hải, cụ thể riêng với VMIC, hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, nhưng gánh nặng chủ yếu cũng đến từ việc phải trích những khoản khấu hao tài sản cố định rất lớn.

VMIC có tổng tài sản là 25.472,9 tỷ đồng, trong đó tài sản cố định chiếm tỷ trọng khá lớn, với giá trị là 11.036,7 tỷ đồng; tài cố định nếu tính theo nguyên giá thậm chí lên tới 31.603,3 tỷ đồng. Tại báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý III/2020, phần điều chỉnh cho khấu hao tài sản cố định và bất động sản đầu tư 9 tháng đầu năm lên tới hơn 1.091,4 tỷ đồng. Đây là những khoản phải ghi nhận vào chi phí kinh doanh, nhưng không làm hao hụt dòng tiền, khiến doanh nghiệp này vẫn sống khỏe dù lỗ.

Nhìn một cách tổng quát, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước khi thay đổi vốn lưu động của 9 tháng đầu năm 2020 thậm chí lên đến 1.470,3 tỷ đồng (lược bỏ những khoản ghi nhận chi phí trên sổ sách như khấu hao, trích lập dự phòng, chênh lệch tỷ giá, lãi vay…). Với số tiền lớn này, VMIC thậm chí đã giải quyết được khá nhiều việc bằng tiền, như chi thêm 179,5 tỷ đồng trả nợ; chi thuần 187,7 tỷ đồng trả lãi vay…

Bức tranh tài chính của Vosco cũng tương tự. Công ty này có tổng tài sản 2.993,5 tỷ đồng, trong đó, riêng tài sản cố định là 1.873,9 tỷ đồng; giá trị tài sản theo giá vốn đầu tư ban đầu lên 5.988 tỷ đồng.

Với khối tài sản cố định lớn như trên, Vosco phải hạch toán chi phí lên tới 236,8 tỷ đồng cho khấu hao tài sản cố định và bất động sản đầu tư. Theo đó, lợi nhuận sau thuế 9 tháng của công ty này tuy phải ghi nhận âm 139,35 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước khi thay đổi vốn lưu động vẫn dương tới 143,5 tỷ đồng.

Với nguồn tiền trong túi không đến nỗi túng thiếu, trong 9 tháng đầu năm, Vosco đã giải quyết được khá nhiều khoản nợ nần, với dòng tiền chi thuần cho hoạt động trả nợ là 63,3 tỷ đồng.

Link bài gốc