当前位置:首页 > World Cup

【tỷ lệ đức】Hai vấn đề lớn trong chuỗi giá trị nông sản

hai van de lon trong chuoi gia tri nong sanNâng giá trị cho nông sản Việt
hai van de lon trong chuoi gia tri nong sanNgười Nhật làm cách nào để nâng cao năng suất và giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp?ấnđềlớntrongchuỗigiátrịnôngsảtỷ lệ đức
hai van de lon trong chuoi gia tri nong san
Chỉ những nông sản đạt tiêu chuẩn chất lượng mới có thể có được chỗ đứng lâu dài trên thị trường. Ảnh: N.H

Đó là nhận định của các chuyên gia đưa ra tại chương trình Vì sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân chủ đề: Vai trò của tín dụng trong liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp” do Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp tổ chức ngày 27/12.

Thống kê sơ bộ trên cả nước hiện có 1.452 chuỗi giá trị nông sản với tổng diện tích liên kết sản xuất là 1 triệu ha. Trong đó, có một số chuỗi giá liên kết khép kín, được tổ chức bài bản như trị chăn nuôi – chế biến – xuất khẩu sản phẩm thịt, trứng gà tại Đông Nam Bộ, trái cây tại Tây Nam Bộ, chuỗi giá trị rau hữu cơ tại các tỉnh phía Bắc… Tuy nhiên, so với sản lượng và tổng diện tích canh tác nông nghiệp trên cả nước thì số lượng chuỗi và diện tích liên kết vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Thành Phụng Nguyên Trưởng Bộ phận Thường trực phía Nam - Trung tâm Khuyến nông quốc gia phân tích, sản xuất nhỏ lẻ là cản trở lớn nhất trong việc liên kết xây dựng chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp bởi doanh nghiệp không thể liên kết với từng nông hộ. Hơn nữa, trong bối cảnh nhiều nông dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và lợi ích của mình khi tham gia liên kết sản xuất thì việc tập hợp thành các hợp tác xã vẫn còn khó khăn, việc thực hiện các cam kết giữa doanh nghiệp với nông dân cũng không được đảm bảo.

Ông Trần Văn An, Giám đốc Công ty Mekong Herbals cho biết, công ty đang đẩy mạnh việc xây dựng vùng nguyên liệu thanh long, dừa, gấc theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ chế biến xuất khẩu thông qua liên kết trực tiếp hoặc gián tiếp với các hộ nông dân. Tuy nhiên, việc liên kết hiện nay vẫn gặp không ít khó khăn do mỗi hộ chỉ có diện tích canh tác nhỏ, dẫn đến chất lượng nguyên liệu không đồng đều, việc thu mua cũng tốn nhiều thời gian và chi phí hơn. Bên cạnh đó, việc duy trì lâu dài các liên kết sản xuất cũng gặp khó khăn do chưa có chế tài cụ thể trong trường hợp một bên đơn phương phá vỡ cam kết.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Thành Phụng cho rằng, muốn thúc đẩy việc liên kết trong xây dựng chuỗi giá trị nông sản, phải giải quyết được hai vấn đề lớn là đất và vốn. Trong đó, quỹ đất sản xuất nông nghiệp không thể mở rộng mà chỉ có thể tập hợp nhiều nông hộ thành các hợp tác xã, tổ hợp tác để hình thành nên các “cánh đồng lớn”. Theo đó, cần phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nông dân về liên kết sản xuất cũng như tuân thủ các cam kết đã thỏa thuận với doanh nghiệp. Về vấn đề vốn, cần có những doanh nghiệp có năng lực về tài chính và quản trị tham gia đầu tư để dẫn dắt sự phát triển của chuỗi giá trị phù hợp với nhu cầu thị trường.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng của nông nghiệp chỉ chiếm 15% tổng dư nợ của toàn nền kinh tế, nếu chia đều cho gần 26 triệu ha (đất nông nghiệp và lâm nghiệp) thì số vốn vay trên một diện tích canh tác là rất nhỏ, chưa kể số vốn trên còn phân tán ở nhiều khâu từ sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, thương mại…

Bên cạnh đó, hiện chưa tới 1% số hợp tác xã được vay vốn tín dụng và trong tổng số 2 triệu tỷ đồng vốn vay đầu tư vào nông nghiệp, chỉ có 28% là vốn tín chấp, còn lại doanh nghiệp, hộ sản xuất phải vay dưới hình thức thế chấp tài sản.

Những con số trên cho thấy, cần có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn. Tùy vào thực trạng của mỗi chuỗi giá trị mà Nhà nước và các tổ chức tín dụng ưu tiên nguồn vốn đầu tư vào các khâu trọng yếu phục vụ việc nâng cao chất lượng cho nông sản và sản phẩm chế biến.

Trong đó, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của mối liên kết giữa khâu sản xuất và tiêu thụ, bởi sản xuất mà không có nơi tiêu thụ thì nông sản sẽ lại rơi vào cảnh “được mùa mất giá”, ngược lại nhà phân phối không có sản phẩm cũng sẽ mất dần khách hàng và thị phần.

Hiện tại, người sản xuất có rất nhiều lựa chọn cho đầu ra của nông sản như chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm và thương mại điện tử… Mặc dù vậy, chỉ những nông sản đạt tiêu chuẩn chất lượng mới có thể có được chỗ đứng lâu dài trên thị trường. Chính điều này đặt ra yêu cầu đối với việc hình thành các chuỗi sản xuất - tiêu thụ nông sản minh bạch về chất lượng, truy xuất được nguồn gốc và điều tiết hiệu quả cán cân cung - cầu, đảm bảo lợi ích lâu dài cho các bên tham gia chuỗi giá trị.

分享到: