【m lich thi dau】Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh giải ngân vốn ODA
Nhiều giải pháp thúc đẩy,áogỡvướngmắcđẩynhanhgiảingânvốm lich thi dau giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn ODA vẫn đạt thấp | |
Kho bạc Nhà nước: Tìm điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư | |
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài |
Nhiều nỗ lực thúc đẩy giải ngân vốn ODA. Ảnh minh họa: ST |
Giải ngân đạt thấp
Theo ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), kế hoạch vốn đầu tư công nguồn nước ngoài năm 2022 là 34.800 tỷ đồng, trong đó dành cho bộ, ngành 12.110,283 tỷ đồng và cho địa phương 22.689,717 tỷ đồng.
Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn: “Thời gian qua có hiện tượng hết sức lưu ý là một số bộ, ngành, địa phương trả lại nguồn vốn nước ngoài. Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu đầu tư cao, nguồn vốn nước ngoài chủ yếu tập trung vào dự án cơ sở hạ tầng, biến đổi khí hậu… Đây đều là những dự án quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, là những dự án đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ cao. Đề nghị các bộ, ngành, địa phương là cơ quan chủ quản có trách nhiệm chỉ đạo đôn đốc chủ đầu tư giải quyết vướng mắc, nhất là trong tổ chức thực hiện để có khối lượng hoàn thành nhanh chóng. Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan như Vụ Đầu tư, Tài chính đối ngoại, Kho bạc Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành địa phương để thúc đẩy giải ngân nhanh.” |
Cho đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện phân bổ kế hoạch vốn chi tiết và nhập dự toán trên hệ thống Tabmis của Kho bạc Nhà nước được 33.289 tỷ đồng, đạt 95,66% kế hoạch vốn được giao. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài chỉ đạt 9,12% kế hoạch vốn được giao với 3.174 tỷ đồng, trong đó, các bộ, ngành đạt 16,12%, các địa phương đạt 5,38%. Tính từ đầu năm, thời gian xử lý đơn rút vốn đảm bảo đúng quy định. Tỷ lệ hoàn trả lại đơn rút vốn đạt 4,7% cho thấy việc chuẩn bị đơn rút vốn đã cải thiện hơn so với trước đây, trong đó có 2/13 bộ và 12/49 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 10%, trong đó Bộ GTVT gần 30%, Bộ NN&PTNT 21%, Hòa Bình 13%, Thái Nguyên gần 35%, Hà Nam 33%, Huế 20%... Có 2/13 bộ, 33/59 địa phương giải ngân dưới 10% và đặc biệt có 8/13 bộ và 14/59 địa phương có tỷ lệ giải ngân 0% như Bộ Công Thương, Bộ KH&ĐT, Bộ Quốc phòng...
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến giải ngân vốn nước ngoài đạt thấp. Về khách quan, năm 2020, 2021 và cả 2022 tiếp tục chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nói chung, đặc biệt là vốn ODA. Bên cạnh đó, giá cả leo thang, tình hình nhập nguyên vật liệu cho các dự án ODA gặp khó khăn. Về nguyên nhân chủ quan, khâu tổ chức thực hiện là nguyên nhân quan trọng tác động đến tiến độ giải ngân. Điều đó thể hiện ở chỗ, cùng một điều kiện, cơ chế chính sách như nhau nhưng có bộ, ngành, địa phương có kết quả giải ngân cao, nhưng lại có bộ, ngành địa phương kết quả giải phân thấp, đặc biệt có những đơn vị chưa giải ngân vốn đầu tư công, kể cả vốn ODA.
Rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án
Chia sẻ tình hình giải ngân vốn ODA của TP Hà Nội, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, năm 2022, Hà Nội có 5 dự án ODA được giao kế hoạch vốn là 5.157 tỷ đồng, trong đó vốn ODA cấp phát là 3.802 tỷ đồng và vay lại 1.355 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 6, giá trị giải ngân do Kho bạc Nhà nước Hà Nội kiểm soát chi và xác nhận hoàn thành là hơn 800 tỷ đồng, đạt 15,5% kế hoạch. Số liệu giải ngân thực hiện qua Bộ Tài chính và nhà tài trợ là hơn 649 tỷ đồng, đạt 13% kế hoạch.
Về khó khăn, ông Hà Minh Hải cho biết, quý 1/2022 tiếp tục bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 nên tiến độ triển khai của các dự án chậm. Ngoài ra còn có các nguyên nhân, vướng mắc từ các năm trước nhưng hiện vẫn đang vướng như: dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội vướng mắc điều chỉnh gói thầu, trong đó có cả chậm giải phóng mặt bằng, khác biệt về quản lý hợp đồng giữa Việt Nam với nhà tài trợ nước ngoài. Một số dự án cũng đang gặp khó khăn như: Dự án tuyến đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo liên quan đến điều chỉnh tổng mức đầu tư, vướng mắc ga ngầm liên quan nhiều bộ, ngành nên chưa thi công được... Để đạt kế hoạch đề ra, TP Hà Nội đề xuất các Bộ KH&ĐT, Bộ GTVT, Bộ Xây dựng sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng chặt chẽ các điều khoản đã ký và tuân thủ hợp đồng trong trường hợp có sự khác biệt giữa nhà tài trợ với Việt Nam; áp dụng theo tiêu chuẩn của Việt Nam đối với dự án nước ngoài trong trường hợp có sự khác biệt với quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam…
Về các giải pháp nhằm đẩy nhanh giải ngân vốn ODA, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện kiểm tra, rà soát, giám sát, đôn đốc thực hiện kế hoạch vốn của các chủ dự án, kịp thời tháo gỡ ngay vướng mắc, khó khăn trong triển khai dự án và giải ngân, chỉ đạo tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân, các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, phê duyệt hợp đồng. Đồng thời, tiến hành rà soát, đánh giá chi tiết, cụ thể về khả năng giải ngân của từng dự án, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn. Đối với các trường hợp không có khả năng hoàn thành khối lượng dự án theo tiến độ đặt ra, phải cắt giảm, chuyển giao kế hoạch vốn đã được giao, phần kế hoạch vốn còn lại sau khi đã được điều chỉnh giảm, người đứng đầu các bộ, ngành cam kết giải ngân hết 100%; bố trí đủ vốn đối ứng để thanh toán theo dự toán được giao; phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính để giải quyết các vướng mắc phát sinh.
Đối với chương trình, dự án cần điều chỉnh chủ trương đầu tư, các bộ, ngành, địa phương báo cáo Bộ KH&ĐT để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều chỉnh đầu tư, trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Tài chính để điều chỉnh thời hạn giải ngân, điều chỉnh phân bổ vốn theo các hiệp định vay đã ký (nếu có). Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp tháo gỡ khó khăn, quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; ứng dụng công nghệ thông tin hơn nữa trong giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi; trao đổi với nhà tài trợ phối hợp xử lý nhanh các hồ sơ giải ngân...
相关文章
Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
Ngành Hải quan tích cực trong công tác xử lý vi phạm hành chính Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng2025-01-12Phạm tội ác khiến cả nước phẫn nộ, kẻ hiếp dâm bị xử tử hình "ngay lập tức"
Phạm tội ác khiến cả nước phẫn nộ, kẻ hiếp dâm bị xử tử hình "ngay lập tức"Nguyễn LoanThứ2025-01-12Nhật ký xét xử Việt Á: "Số phận" những tập tiền USD trong đại dịch
Nhật ký xét xử Việt Á: "Số phận" những tập tiền USD trong đại dịchHải Nam và Nguyễn HảiThứ2025-01-12Ngôi nhà "hai da" ở Singapore với vườn cây trên, nước trong nhà
Ngôi nhà "hai da" ở Singapore với vườn cây trên, nước trong nhàTuệ LinhThứ sáu, 17/12/20212025-01-12Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
Ngày 26/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 10 tiếp2025-01-12Quen nhau trong trại giam, ra tù rủ nhau lái ô tô đi trộm liên tỉnh
Quen nhau trong trại giam, ra tù rủ nhau lái ô tô đi trộm liên tỉnhTrương NguyễnThứ ba, 12/11/2024 -2025-01-12
最新评论