Đây là thông tin được Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài,útFDIvàoViệtNamsẽtăngnhanhthờigiantớkqbđ anh hôm nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Nhất Hoàng cho biết tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư TP.Hà Nội, ngày 24/8. Ông Đỗ Nhất Hoàng Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, 7 tháng đầu năm 2015, số vốn đăng ký và cấp mới tăng thêm 8,8 tỷ USD, giảm 7,6% so với cùng kỳ. Còn vốn giải ngân mặc dù chỉ đạt 7,4 tỷ USD nhưng tăng 8,8% so với cùng kỳ. Ông Hoàng lý giải, vốn giải ngân tăng cho thấy nhà đầu tư ngày càng có niềm tin vào thị trường Việt Nam và tiếp tục giải ngân, mở rộng đầu tư dự án. Số vốn đăng ký, cấp mới giảm là do ít dự án quy mô lớn, phần lớn là các dự án đầu tư có quy mô dưới 1 triệu USD, chiếm tới 54,9% trong 7 tháng đầu năm. Tuy nhiên, ông Hoàng đánh giá cao triển vọng thu hút FDI thời gian tới. Cụ thể, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương hiện đặc biệt quan tâm và chỉ đạo quyết liệt cải thiện môi trường và thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, hội nhập sâu rộng (TPP, AEC 2015, các FTA với EU, Hàn Quốc,...) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, một số dự án lớn sẽ sớm được cấp phép trong những tháng cuối năm 2015, thuộc lĩnh vực công nghiệp chế tạo, năng lượng, kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú ăn uống... Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế và cộng đồng DN đều đánh giá tốt về môi trường đầu tư - kinh doanh Việt Nam. Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD) đánh giá Việt Nam xếp thứ 9 về mức độ hấp dẫn đầu tư năm 2014, tăng 2 bậc so với năm 2013. Việt Nam tiếp tục được các DN Hàn Quốc, Nhật Bản đánh giá là trị trường mới nổi tiềm năng nhất để đầu tư. "Thời gian tới dòng vốn FDI sẽ ổn định và tăng, trong đó tăng trưởng mạnh ở các dự án quy mô nhỏ và vừa", ông Hoàng nhấn mạnh. Tuy nhiên, ông Hoàng cũng lưu ý về những khó khăn thách thức trong việc thu hút FDI như: Tâm lý chờ Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp mới và các văn bản hướng dẫn thi hành; vẫn còn sự chồng chéo giữa các Luật và văn bản hướng dẫn dưới Luật. Đặc biệt là khoảng cách giữa chính sách và khâu thực thi; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư; nguồn nhân lực qua đào tạo thiếu, yếu; công nghiệp phụ trợ manh mún; canh tranh gay gắt giữa các nước trong việc thu hút FDI... Theo đó, cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh; phấn đấu các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt mức trung bình của ASEAN 6 năm 2015 và ASEAN 4 năm 2016; hoàn thiện chính sách pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng; duy trì đối thoại với nhà đầu tư.../. Hồng Chi |