欢迎来到Empire777

Empire777

【lịch bóng đá hôm nay châu âu】Chút chút cho vui, nhưng có hề gì...

时间:2025-01-10 20:42:44 出处:La liga阅读(143)

Bộ chén trà mùa xuân. Ảnh: Trần Đình Sơn

Chả rõ trà đi vào cuộc sống người Việt bao giờ,útchútchovuinhưngcóhềgìlịch bóng đá hôm nay châu âu nhưng chắc hẳn phải là từ rất lâu lắm rồi. Bởi từng có câu nói, người Việt mở mắt chào đời là đã thấy trà. Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn là thú vui thanh nhã, di dưỡng tinh thần, và cả là thần dược để phòng chữa bệnh tật. Thế nên người xưa từng khuyên: Bán dạ tam bôi tửu/ Bình minh sổ trản trà/ Nhật nhật y như thử / Lương y bất đáo gia -  Uống vài ba chung trà đều đặn mỗi buổi sáng sớm sẽ tránh được nỗi khổ đi tìm thầy thuốc.

Về nghệ thuật thưởng trà thì người Nhật được xem là đệ nhất thiên hạ. Song, người Huế của Việt Nam cũng được đánh giá là cầu kỳ tao nhã không hề kém. Cái đó không phải là nói lấy được mà đã được sách vở, báo chí ghi nhận, xác tín nhiều lần. Không chỉ là dân “các mệ” chốn cung đình mới trà lá cầu kỳ, ngay cả ngoài dân gian, người Huế bình dân cũng không hiếm kẻ uống trà rất “khó tính”.

Tôi có người bạn hay kể về thú uống trà của ông ngoại mình. Cụ không đỗ đạt gì cao nên không được triều đình bổ dụng, chỉ về làm nghề gõ đầu trẻ ở quê. Vậy nhưng thưởng trà thì... phức tạp không kém các bậc quan cụ. Nhà có cái ao trồng sen, cứ chiều chiều, cụ chèo chiếc đò nhỏ mang theo một ít trà, chọn những búp sen hàm tiếu, nhón một chút trà bỏ vào giữa lòng rồi dùng sợi lạt buộc lại. Sáng sớm hôm sau lại thong thả chèo ra thu trà. Lại tỉ mẩn thu thêm những hạt sương đọng trên các ngọn lá sen dùng làm nước pha trà. Nước được đun trong cái siêu đồng bé tí, đặt trên cái hỏa lò với một nhúm than hoa... Nghe thôi đã đủ mệt.

Hỏa lò và ấm nấu nước sôi. Ảnh: Trần Đình Sơn

Cách đây chừng chục năm, tôi cùng một đồng nghiệp được một người quen mời sang nhà uống trà. Ông là Nguyễn Tất Phan, xuất thân ngành y tế, nhà ở đường Ông Ích Khiêm ngay dưới chân kinh thành rêu phong cổ kính. Trong khu vườn của mình, ông dành riêng một phần diện tích xây luôn một “trà thất” chuyên biệt. Bên trong tậu một dãy hộp tợ, trên mỗi hộp tợ là một bộ trà cụ, tùy theo lượng ẩm khách mà mời ngồi cho đúng chỗ. Từ ngoài vào lần lượt là tợ độc ẩm (dành cho thưởng trà một mình); 2 người thì song ẩm. Thông thường 3-4 người trở lên đã gọi là quần ẩm, nhưng với ông Phan thì chưa, 3 người thì là tam đa, 4 người: tứ quý, 5 người: ngũ phúc, 6 người: lục phú, 7 người: thất hiền, 8 người: bát tiên, sau đó mới đến quần ẩm. Chơi đến thế, tôi và bạn đồng nghiệp chỉ có nước nhìn nhau lắc đầu.

Ấy là lớp người xưa. Nhưng chớ tưởng lớp người nay thua kém. Bạn tôi sau này công tác ở Luksvaxi, khi mới tuổi sinh viên, nghèo gì thì nghèo cũng cố dành một khoản tiền cho trà. Mua được trà, anh lại đi các vườn quen xin hoa lài về ướp. Cứ một lớp hoa, một lớp trà, ướp qua đêm. Hôm sau rũ hết hoa, chỉ lấy trà, rồi ủ kỹ, dùng dần. Anh bảo, gì thì gì, chứ buổi sáng không có tách trà là... ngáp suốt ngày. Tôi thì không đến nỗi nghiện đến mức như thế, nhưng nếu không có ngụm trà buổi sáng cũng thấy mồm miệng nó cứ nhạt nhẽo vô duyên thế nào. Giai do thời cụ thân sinh tôi còn sống, sáng nào cũng tầm 4 giờ sáng là cụ dậy pha trà ngồi độc ẩm. Tôi ngủ dậy, đánh răng rửa mặt xong là vào ké vài tách, mãi rồi thành quen, không bỏ được...

Thưởng trà thì nhất định phải có trà ngon. Trước giải phóng thì ở Huế thấy trà về từ vùng Đà Lạt, trà Tàu nhập khẩu. Sau ngày thống nhất thì trà bắc vào. Ngon nổi tiếng và được nhiều người chọn mua nhất là trà Bắc Thái (trà bắc trồng vùng Thái Nguyên), đậm đà, ngọt hậu. Đời sống ngày càng phát triển thì trà cũng theo đó mà phong phú thêm lên, riêng trà Thái Nguyên cũng đã có lắm loại, nào trà nõn tôm, trà đinh... Rồi nào là Hồng trà, Bạch trà, trà Ô long, trà Kim tiên, trà Bát tiên, trà Kim tuyền, trà Long tỉnh, trà Thiết Quan âm,... Giá cả từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một cân tùy loại.

Vậy nhưng, rất ít người biết ở Huế cũng từng có một loại trà thuộc hàng đại danh trà được ghi vào sử sách. Loại trà ấy có tên Tước thiệt - là loại trà búp, sao xong thì khô quăn, nhỏ như lưỡi con chim sẻ cho nên được gọi là Tước thiệt (Tước: chim sẻ, thiệt: lưỡi). Sách Văn minh Trà Việt của tác giả Trịnh Quang Dũng hay trong sách Chuyện cũ Vân Đường của tác giả Trần Đình Sơn đều thấy có đề cập đến loại trà này: Tước thiệt trà là loại danh trà xưa của Đại Việt rất thơm ngon, từng được ghi nhận trong An Nam Vũ cống (Dư địa chí) của danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi (1380-1442).... Dương Văn An (1514 – 1591) lưu lại bóng dáng loại danh trà này trong tác phẩm Ô châu cận lục: “Trà ở huyện Kim Trà nay là Hương Trà Huế tên gọi lưỡi sẻ (Tước thiệt) trồng tại những đồi núi An Cựu, giải thoát, trừ phiền, chữa thuỷ đứng đầu trăm loại thảo dược, tính linh diệu...”. Tiếc là thời gian, chiến tranh loạn lạc đã làm cho giống trà này hoàn toàn mất dấu. Những người lớn tuổi cho hay, An Cựu xưa rất rộng, bao gồm cả vùng An Đông, An Tây, Phủ Cam, Phước Vĩnh, Trường An bây giờ .... Có thể trà Tước thiệt từng đứng chân ở vùng Phủ Cam, Phước Vĩnh, Trường An, bởi phàm giống chè thường chỉ chuộng đất đồi.

Ngẫm ra đất Huế cũng lạ. Thức gì cũng có, và thường thuộc hàng thượng hảo hạng cả. Nông sản thì có gạo De, sen Tịnh, thanh trà, nhãn lồng, rau thơm rau quế...; thủy sản thì cá tôm, cua mực... Loại nào cũng được giới thực khách sành ăn đánh giá cao. Vậy cho nên nhiều năm gần đây, không phải ngẫu nhiên mà mấy bà nội trợ mỗi lần đi chợ lại cố tìm mua cho được thanh long Huế, măng cụt Huế, nhãn lồng Huế, mực khô Huế... giá có thể hơi cao, nhưng ngon ngọt, đậm đà, thơm tho, chất lượng. Huế đã từng thất truyền gạo De, trà Tước thiệt, sò huyết Lăng Cô. Những sản vật còn lại hy vọng không đi vào vết xe đổ mà sẽ được nâng niu gìn giữ, cho dù thứ nào cũng chỉ “chút chút cho vui”. Nhưng có hề gì, quý hồ tinh bất quý hồ đa - xưa nay đã chẳng từng nghe như vậy là gì...

Huy Khánh

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: