当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【ket quabong da】Thanh tra TP. Huế đang thẩm tra

Con đường bê tông được làm trên phần đất đã nhận chuyển nhượng

Theếđangthẩket quabong dao đơn gửi đến Báo Thừa Thiên Huế và theo phản ánh của nhiều người dân làng Dương Xuân Hạ: Trước đây, trong quá trình lập hồ sơ, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để đề nghị UBND tỉnh công nhận đình làng Dương Xuân Hạ là di tích lịch sử cách mạng, Hội đồng Tộc trưởng làng Dương Xuân Hạ có bàn giao 1 lô đất (gọi là lô số 1) diện tích 2.250 m2, kéo dài từ giáp sân bóng khu vực 5 đến đất của ông Trần Đại Đức, giáp đất ông Mậu, bà Trinh, cho UBND phường Thủy Xuân quản lý.

Nguyên nhân có việc giao đất này, là do khi làm thủ tục cấp “sổ đỏ” cho đất đình làng, bà Nguyễn Thị Cẩn có tranh chấp. Làng cho rằng toàn bộ thửa đất khoảng 10 nghìn mét vuông là đất đình làng, nhưng bà Cẩn lại cho rằng một phần đất có diện tích 2.500m2 là của bà. Nếu chưa được giải quyết ngã ngũ, vẫn đang tranh chấp thì việc công nhận đình làng là di tích lịch sử cách mạng sẽ bị chậm lại, do đó trong buổi UBND phường thực hiện thủ tục hòa giải giữa hai bên tranh chấp, Hội đồng Tộc trưởng đồng ý không tranh chấp nữa, giao diện tích 2.500m2 đất nói trên cho UBND phường quản lý.

Ông Lê Văn Hồi (nguyên trưởng làng), các ông Hồ Xuân Mai, Nguyễn Thanh Hà (phó làng), ông Nguyễn Văn Đàn (trong hội đồng làng), ông Nguyễn Thanh Sơn, Bí thư Chi bộ tổ dân phố 15, Phạm Văn Thạnh, tổ trưởng tổ dân phố cho biết: Diện tích đất tranh chấp là thuộc đình làng, nhưng sau đó ông Lê Thị, chồng bà Cẩn đến dựng nhà ở, nền nhà 35m2. Sau này chồng bà Cẩn chết. Năm 1963, ngôi nhà bị cháy (hiện chỉ còn móng nhà), bà Nguyễn Thị Cẩn đi nơi khác. Năm 1978, bà Cẩn đi kinh tế mới thì ông Sung tiếp tục sử dụng đất, nhưng không canh tác gì.

Diện tích đất nói trên sau khi làng giao cho UBND phường quản lý, hiện đã trở thành đất của anh Lê Cảnh Tuyến. Anh Tuyến chuyển nhượng cho anh Phan Thanh Lộc. Anh Lộc cho xe san ủi mặt bằng, đổ con đường bê tông dài khoảng 100 mét, rộng 3 mét, từ sân bóng khu vực 5 đến hết lô đất số 1, trong đó chiếm đất công do UBND phường quản lý với chiều dài 46 mét. Người dân làng Dương Xuân Hạ đặt câu hỏi, vì sao UBND phường Thủy Xuân lại để xảy ra tình trạng nêu trên?

Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân cho biết: Trong hồ sơ quản lý của địa phương, diện tích đất tranh chấp nêu trên thể hiện đất đình làng. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Cẩn có giấy mua bán đoạn mãi (từ chế độ cũ). Quá trình giải quyết tranh chấp, UBND phường hòa giải thì đại diện làng không tranh chấp nữa, giao cho UBND phường quản lý.

Đối với việc cấp “sổ đỏ”: Căn cứ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai hiện hành, bà Cẩn có giấy mua bán đoạn mãi từ thời chế độ cũ,  đồng thời UBND phường đã tiến hành lấy ý kiến khu dân cư, có chữ ký của Tổ trưởng, Bí thư chi bộ tổ dân phố (nhưng sau này tổ trưởng, bí thư chi bộ tổ dân phố cho rằng nhầm thửa đất khác), nên UBND phường lập hồ sơ ban đầu, để cấp có thẩm quyền làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Cẩn. Sau khi được cấp giấy, bà Cẩn chuyển nhượng toàn bộ lô đất cho một công ty bất động sản. Sau đó công ty này thực hiện các thủ tục pháp lý, phân lô chuyển nhượng, xây dựng nhà ở. Phần đường bê tông làm trên đất công, đã bị UBND phường cưỡng chế, trả lại nguyên trạng. Phần còn lại làm trên đất của họ.

“Người dân làng Dương Xuân Hạ gửi đơn đến các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, nên sự việc nêu trên hiện Thanh tra TP. Huế đang thanh tra, chưa có kết luận. Nếu có sai, ai sai, sai đến đâu thì chịu trách nhiệm đến đó. Chúng tôi cũng đang chờ kết luận của cơ quan Thanh tra”- Ông Nguyễn Văn Hòa nói.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Chánh Thanh tra TP. Huế cho hay: Hiện cơ quan thanh tra đang trong quá trình thẩm tra.

Để sự việc ngã ngũ, giải tỏa thỏa đáng bức xúc của dân làng Dương Xuân Hạ, đề nghị Thanh tra TP. Huế khẩn trương, rốt ráo, sớm có câu trả lời chính thức đến người dân.

Bài, ảnh: Duy Trí

分享到: