您现在的位置是:Empire777 > Thể thao

【truc tiẻp bong da】Nỗ lực trong công tác phòng, chống lao

Empire7772025-01-25 23:48:59【Thể thao】7人已围观

简介Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống bệnh lao, n truc tiẻp bong da

Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng,ỗlựctrongcngtcphngchốtruc tiẻp bong da chống bệnh lao, nhưng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động, nên bệnh lao trong tỉnh Hậu Giang thời gian qua đã được kiểm soát. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi có cuộc phỏng vấn BSCKI Trần Hoàng Vũ (ảnh), Giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Hậu Giang.

Xin bác sĩ cho biết trong năm qua, công tác phòng, chống bệnh lao tại Hậu Giang đạt kết quả như thế nào ?

- Trong năm qua, chương trình mục tiêu phòng, chống lao được triển khai đến 100% gia đình trong toàn tỉnh. Công tác phòng, chống lao cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được tăng cường. Do đó, các chỉ tiêu đề ra về công tác phòng, chống lao đều đạt và vượt kế hoạch. Năm 2015, tổng số phát hiện, thu dung bệnh lao các thể là 1.182 trường hợp, đạt 108% kế hoạch. Trong đó, số bệnh lao mới phát hiện là 772 trường hợp, đạt 104% kế hoạch; tổng số bệnh nhân lao kháng thuốc được phát hiện và điều trị là 38/30 bệnh nhân, vượt kế hoạch trên 26%.

Thời gian qua, số lượng phát hiện bệnh ngày càng được nâng cao là nhờ đội ngũ y, bác sĩ có kinh nghiệm và trang thiết bị đầy đủ. Nguồn bệnh nhân nghi lao ở tuyến y tế cơ sở cũng được chuyển lên tổ chống lao huyện, thị, thành nhiều hơn nhờ hoạt động đồng bộ và hiệu quả từ tỉnh đến huyện, xã. Ngoài ra, việc quản lý điều trị tại tuyến y tế cơ sở được triển khai đều đặn, thường xuyên. Việc cấp phát thuốc 1 tháng/lần tại xã, phường được duy trì, thuận tiện cho việc nhận thuốc của bệnh nhân.

Song song đó, hầu hết các bệnh nhân được xét nghiệm, kiểm tra theo đúng quy định trong 8 tháng và được đánh giá kết quả điều trị chính xác. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tư vấn của mạng lưới y tế tuyến xã và mạng lưới cộng tác viên của chương trình chống lao quốc gia. Qua đó, nhận thức của nhân dân về bệnh lao đã có bước chuyển biến, nhiều người đã biết đến khám, xét nghiệm và chữa bệnh lao tại phòng khám lao huyện, thị. Ngoài ra, những người có triệu chứng bệnh lao và những gia đình có bệnh nhân lao được phát hiện, quản lý chặt chẽ và thường xuyên được lấy mẫu để xét nghiệm và bệnh lao cơ bản đã được kiểm soát, không có ổ dịch bùng phát.

Thêm vào đó, năm 2015, Hậu Giang được Dự án Phòng, chống lao quốc gia đầu tư hệ thống GENE-XPERT. Đây là ứng dụng kỹ thuật phát hiện lao nhanh, lao kháng thuốc, tạo điều kiện thuận lợi hơn so với trước đây trong việc tầm soát lao, nhất là lao kháng thuốc giúp cho tỉnh chủ động được trong lĩnh vực khám, phát hiện bệnh lao.

Khó khăn trong công tác phòng, chống lao trong thời gian qua là gì và hướng khắc phục như thế nào, thưa bác sĩ ?

- Đối với công tác phòng, chống bệnh lao, việc phát hiện xác định rõ nguồn lây tiềm ẩn trong cộng đồng là điều cực kỳ quan trọng trong việc quản lý và điều trị bệnh nhân. Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác phát hiện nguồn lây còn gặp rất nhiều khó khăn bởi nhiều lý do khác nhau. Sự hiểu biết của người dân về bệnh lao và cách phòng tránh còn hạn chế; xã hội vẫn còn kỳ thị với bệnh nhân lao, dẫn đến người bị bệnh lao thường giấu bệnh không đi khám; một số địa phương còn xem nhẹ công tác phòng, chống lao; một số cơ sở nhân viên y tế còn thiếu và yếu…

Bên cạnh đó, tổ phòng, chống lao của các huyện, thị, thành phố có trình độ chuyên môn không đồng đều, kiêm nhiệm nhiều công việc. Một số huyện, thị thay đổi cán bộ tổ phòng, chống lao, nên chưa theo kịp các hoạt động của chương trình, do đó việc triển khai công tác phòng, chống lao từ phát hiện bệnh nhân lao, đến quản lý điều trị ngoại trú còn nhiều hạn chế, nhất là những xã ở vùng sâu, vùng xa.

Xu hướng bệnh lao kháng thuốc đang tăng trong toàn quốc, nên đòi hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều trị trong tỉnh cần phải cập nhật liên tục từ tuyến Trung ương. Đồng thời, cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực hoạt động và chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động chuyên ngành lao và bệnh phổi hiện nay tuy đã có những thay đổi, song vẫn chưa được đảm bảo tốt đối với hoạt động chuyên môn.  

 Thời gian tới, công tác phòng, chống lao tỉnh nhà tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể các cấp trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân phòng, chống bệnh lao; đề xuất, củng cố lại tổ phòng, chống lao ở các huyện, thị, thành để mỗi địa phương đủ về số, mạnh về chất. Đặc biệt, tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ dự án phòng, chống lao quốc gia, địa phương,… đầu tư các trang thiết bị phòng, chống lao tại bệnh viện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong tỉnh được tiếp cận nhiều dịch vụ, kỹ thuật mới, hiện đại và môi trường chăm sóc y tế trong tỉnh ngày càng tốt hơn.

Bác sĩ có khuyến cáo gì để người dân chủ động phòng, chống lao tại cộng đồng ?

- Để người dân có thể chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính mình, trước hết người dân phải biết và nhận thức được về bệnh tật một cách đúng mức để tự bảo vệ mình, do đó cần phải thường xuyên tiếp cận với các phương tiện thông tin tuyên truyền về sức khỏe như đài truyền hình, truyền thanh, báo chí, các điểm tư vấn sức khỏe tại các cơ sở y tế địa phương,… Đặc biệt, thực hiện tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa bệnh lao đầy đủ và đúng lịch. Chủ động khám phát hiện nghi ngờ như: ho kéo dài trên 2 tuần, sốt, ớn lạnh về chiều, ăn uống kém, sụt cân,… Bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính, phải thường xuyên kiểm tra định kỳ để tầm soát bệnh lao sớm. Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm, động viên và hỗ trợ của cộng đồng đối với các đối tượng có nguy cơ đi khám để phát hiện và điều trị bệnh lao sớm.

Xin cảm ơn bác sĩ !

BÍCH THIỆN thực hiện

很赞哦!(597)